Chuỗi rạp phim lớn nhất Hàn Quốc CJ CGV (công ty con của tập đoàn CJ Group) vừa công bố báo cáo tài chính quý II. Nhờ sự xuất hiện của các bộ phim ăn khách như Doctor Strange in the Multiverse of Madness hay The Roundup, doanh thu của CJ CGV đạt 318,5 tỷ won, tương đương 240,3 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với con số 122 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Công ty lỗ hoạt động khoảng 12,5 triệu USD. So với năm ngoái, khoản lỗ hoạt động nay thu hẹp khoảng 3,5 lần. Sau thuế, CJ CGV vẫn lỗ khoảng 55,6 triệu USD.
Tính riêng hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc, CJ CGV thu về 191 tỷ won, tương đương 144,1 triệu USD. Lãi hoạt động vượt 600.000 USD trong khi năm ngoái lỗ 30,6 triệu USD.
CGV Việt Nam chật vật tìm lại doanh số trước dịch. Ảnh: Tuấn Anh.
Tại Việt Nam, tính đến hết quý II, CGV tiếp tục dẫn đầu thị trường với 54% thị phần. Doanh nghiệp này sở hữu 82 cụm rạp với tổng cộng 480 phòng chiếu.
Theo báo cáo của công ty mẹ, CJ CGV Việt Nam ghi nhận doanh thu 39,2 tỷ won, tương đương 692 tỷ đồng, tăng 148,1% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận hoạt động của cụm rạp đạt 4,2 tỷ won, tương đương 74,2 tỷ đồng. Lãi EBITDA (trước thuế, lãi vay và khấu hao) đạt 240 tỷ đồng. Mặt khác, CGV Việt Nam lỗ hoạt động 35,3 tỷ đồng vào quý II năm ngoái và EBITDA chỉ đạt 116 tỷ đồng.
Lý giải về sự đột biến này, CJ CGV cho biết một số tựa phim địa phương như Em và Trịnh có sức hút cao và tạo cơn sốt phòng vé. Ngoài ra, tâm lý tiêu dùng trở lại sau đại dịch cũng giúp doanh số dần phục hồi về mức của năm 2019.
Quý I, CGV Việt Nam cũng chứng kiến sự phục hồi nhẹ sau khi các rạp phim được mở cửa trở lại. Chuỗi này thu về 26,2 tỷ won, tức 463 tỷ đồng. Lãi hoạt động khoảng 38,8 tỷ đồng, EBITDA xấp xỉ 200 tỷ đồng.
Trong năm 2020, doanh thu của Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam đạt gần 1.400 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với năm 2019. Chi phí gia tăng khiến khoản lỗ của CGV Việt Nam phát sinh tới 850 tỷ đồng.
CGV chính thức bước vào thị trường Việt Nam từ năm 2011 sau thương vụ chi 70 triệu USD thâu tóm Công ty Envoy Media Partners (chủ sở hữu cụm rạp MegaStar). Hai năm sau, CJ CGV Hàn Quốc chuyển đổi thương hiệu MegaStar thành CGV.
Hai năm 2020 và 2021 được coi là năm đen tối của nhiều rạp phim, bao gồm CGV, khi phải hứng chịu sự ảnh hưởng của Covid-19.
Trước đại dịch, doanh thu của CGV Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định. Năm 2016, doanh thu thuần của chuỗi đạt 2.140 tỷ đồng, lãi gộp 369 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt khoảng 17%. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 93 tỷ đồng.
Giai đoạn 2017-2018, doanh thu thuần của công ty cải thiện dần, lần lượt đạt 2.623 tỷ đồng và 2.880 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tương ứng 466 tỷ đồng và 351 tỷ đồng. Doanh nghiệp báo lãi 106 tỷ đồng trong năm 2017 nhưng lỗ 38 tỷ đồng vào năm 2018.
Trong năm 2019, doanh thu của CGV tăng trưởng 29%, đạt 3.708 tỷ đồng, báo lãi 122 tỷ đồng, mức cao nhất từ khi thành lập.
Tác giả: Minh Khánh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy