Doanh nghiệp gạo Trung An và Lộc Trời đã công bố Báo cáo tài chính quý III và 9 tháng đầu năm 2021. Theo đó, cả 2 doanh nghiệp này dù gặp khó khăn do Covid-19 nhưng vẫn ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng.
Doanh thu vẫn tăng trưởng
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HOSE: TAR) ghi nhận mức doanh thu thuần trong quý III/2021 đạt 725,6 tỷ đồng, tăng 35% so với 539,3 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đạt lần lượt 71,1 tỷ đồng và 39,5 tỷ đồng, tăng 26,4% và 38,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 39,5 tỷ đồng, tăng gần 39% so với quý III/2020. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 37,3 tỷ đồng, tăng 15,9 tỷ đồng, tương ứng 74%. Sau 2 quý đầu năm 2021 lợi nhuận không mấy khá quan, quý III doanh nghiệp gạo này đã có khởi sắc.
Giải trình kết quả kinh doanh, đại diện gạo Trung An cho biết cả doanh thu và lợi nhuận trong quý III/2021 đều tăng mạnh do sự đóng góp của cánh đồng diện tích 800 ha tại Kiên Giang. Công ty đã thay đổi quy trình sản xuất, canh tác từ khâu làm đất, gieo mạ, phun tưới cho tới khu thu hoạch nên sản lượng và năng suất thu hoạch tăng. Từ đó, công nay gạo này giảm được chi phí nguyên liệu đầu vào, giúp tiết kiệm 7% chi phí giá vốn.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, gạo Trung An ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.954,7 tỷ đồng, gần đạt được bằng so với cùng kỳ năm 2020. Trong 3 quý đầu năm 2021, hầu hết các chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với cùng kỳ năm trước dẫn đến lợi nhuận sau thuế đạt 57,4 tỷ đồng, giảm gần 48%.
Về tình hình kinh doanh, tổng tài sản của gạo Trung An tính đến ngày 30/9/2021 ghi nhận 2.070,3 tỷ đồng, tăng 33,6%; tổng nợ là 1.425,8 tỷ đồng, tăng 44,7% so với hồi đầu năm.
Tập đoàn Lộc Trời (HOSE: LTG) ghi nhận mức doanh thu thuần trong quý III/2021 đạt 1.992,3 tỷ đồng, tăng 12% so với 1.772,2 tỷ đồng quý III/2020. Tuy nhiên, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với cùng kỳ năm 2020 lần lượt 40,5%; 4,7%; 19%. Điều này dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp gạo này đạt 56,8 tỷ đồng, giảm hơn 105% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 31 tỷ đồng, giảm 65,9%, tương ứng 60,4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Giải trình kết quả kinh doanh, doanh nghiệp này cho biết dù doanh thu thuần tăng nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh do dịch Covid-19 khiến chi phí sản xuất, vận tải tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều chi phí khác phát sinh trong quá trình doanh nghiệp duy trì sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ". Dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng đến chuỗi logistics nên việc bán hàng cũng chậm hơn kế hoạch đề ra.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, Lộc Trời ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.114 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ đạt gần 4.000 tỷ đồng. Nguyên nhân do mảng chủ lực là lương thực tăng trưởng, đóng góp đến 46% tổng doanh thu và tăng hơn 260% so với doanh thu cùng kỳ năm ngoái (887 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 262 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Về tình hình kinh doanh, tổng tài sản của Lộc Trời tính đến ngày 30/9/2021 ghi nhận 8.000 tỷ đồng, tăng 15%; tổng nợ là 5.149 tỷ đồng, tăng 21,9% so với hồi đầu năm.
Kỳ vọng cuối năm
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính chung 9 tháng năm 2021, cả nước xuất khẩu 4,57 triệu tấn gạo, thu về gần 2,42 tỷ USD, giá trung bình đạt 529 USD/tấn, giảm 8,3% về khối lượng, giảm 1,2% về kim ngạch, nhưng giá tăng tới 7,8%.
Xuất khẩu sụt giảm trong 9 tháng được cho là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên có nhiều khó khăn trong việc thu hoạch và lưu thông lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất và xuất khẩu sẽ sớm được khôi phục trở lại.
Theo thông tin của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tuần cuối tháng 10, giá lúa thường tại ruộng bình quân ở mức 5.380 đồng/kg, tăng 38 đồng so với tuần trước đó; lúa thường tại kho có giá bình quân 6.500 đồng/kg (tăng 63 đồng)...
Cũng theo VFA, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo khi nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan được dự báo sẽ giảm. Trong khi đó, nhu cầu gạo trên thế giới đang tăng.
Giá nhiều loại lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng do tiểu thương và doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua xuất khẩu và chuẩn bị phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng trong những tháng cuối năm, trong khi nguồn cung lúa hàng hóa giảm do nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã kết thúc vụ Thu Đông 2021.
Các doanh nghiệp ngành gạo đều kỳ vọng tình hình xuất khẩu sẽ được cải thiện rõ rệt trong quý IV khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất trong trạng thái bình thường mới.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy