Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng năm 2021 đạt 371 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù bị ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch covid-19, song, lưu thông hàng hóa trong nước về cơ bản vẫn được đảm bảo, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới sụt giảm do tác động của dịch bệnh. Việt Nam đã tranh thủ được cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA,... Tuy nhiên, chi phí logistics tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như giá trị thu về của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục uất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, việc cắt giảm chi phí logistics luôn luôn là mối quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp (DN). Bởi khi chúng ta có thể đưa ra hoạt động logistics ở chi phí thấp hơn, hiệu quả tốt hơn và thời gian nhanh hơn, sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp. Thế nhưng, đáng tiếc là sự song hành giữa DN logistics và DN xuất nhập khẩu của ta đang có sự “lệch pha”.
Cảng Đình Vũ - Hải Phòng (Ảnh: TTXVN)
“Trong khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay đã đi ra thị trường bên ngoài rất nhiều, và các hoạt động xúc tiến thương mại ở bên ngoài, rồi lập các chi nhánh văn phòng đại diện ở bên ngoài thì các doanh nghiệp logistic của chúng ta đáng lẽ phải đi song song với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhưng vẫn chưa thấy sự song hành đấy. Điều đó làm hạn chế rất lớn các doanh nghiệp logistics, sẽ gây ra hạn chế về tính quốc tế hóa của doanh nghiệp, hạn chế về thị trường… Và như vậy chúng ta sẽ thua thiệt trong khả năng cạnh tranh”, ông Trần Thanh Hải chỉ rõ.
Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics Việt Nam (VLA) khẳng định, trong bối cảnh cả thế giới đối mặt với đại dịch Covid-19, ngành dịch vụ logistics Việt Nam càng thể hiện vai trò quan trọng đóng góp vào công cuộc chống dịch Covid-19 thông qua đảm bảo hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi được thực hiện hiệu quả nhằm lưu thông dòng hàng hóa thông suốt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất nhập khẩu.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực logistics chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của công nghệ trong đó có công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa và các mô hình quản trị logistics tiên tiến. Vì vậy, cần có sự đầu tư bài bản hơn cho lĩnh vực này. đặc biệt là việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực logistics.
Tác giả: Nguyên Long
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy