Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) vừa tổng kết tình hình kinh doanh tháng 11/2021 với doanh thu đạt xấp xỉ 12,8 triệu USD, tương đương 294,4 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái và tăng hơn 10% so với tháng 10 trước đó.
Về cơ cấu, sản phẩm may chiếm 76% tổng doanh thu, vải chiếm 12% và sợi chiếm 10% tổng doanh thu của Công ty trong tháng 11.
Ban lãnh đạo Công ty cho biết, mặc dù năng suất trong tháng 11 của các nhà máy may tăng so với các tháng trước, tuy nhiên chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng và giá bán một số đơn hàng chưa tăng tương ứng nên biên lợi nhuận gộp tháng 11 của sản phẩm may chưa đạt đúng kỳ vọng.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế trong tháng 11 giảm gần 87% so với cùng kỳ, đạt 143.096 USD, tương ứng 3,3 tỷ đồng.
Lũy kế 11 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Dệt may Thành Công đạt lần lượt đạt 138,4 triệu USD (tương đương 3.183 tỷ đồng) và 5,1 triệu USD (tương đương 117 tỷ đồng).
Về xuất khẩu, trong tháng 11, các sản phẩm của công ty này xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tỉ trọng cao nhất với hơn 46,2%, tiếp đến là Nhật Bản khi chiếm 16,3% và Hàn Quốc chiếm 13,7% trong tổng sản lượng xuất khẩu. Điểm sáng trong tháng là việc lượng hàng được xuất khẩu sang thị trường châu Âu ghi nhận mức tăng lên 7,8% tổng lượng hàng xuất khẩu.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp này cho hay, sẽ tiếp tục tận dụng những ưu đãi về thuế quan do khi Hiệp định EVFTA mang lại, từ đó không bỏ qua cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng như EU trong thời gian tới.
Hiện, Công ty đã nhận đơn hàng đến quý II/2022 và đang chuẩn bị nhận đơn hàng cho quý III/2022. Đơn vị này cũng đang đẩy mạnh xây dựng nhà máy may Thành Công Vĩnh Long 2 dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 3/2022 để kịp sản xuất đơn hàng cho năm 2022 và mang lại doanh thu, lợi nhuận trong thời gian tới.
Vừa qua, chia sẻ tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển bền vững ngành dệt may trong bối cảnh Covid-19” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức sáng 17/12, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công cho biết, thời điểm này, các doanh nghiệp dệt may đã dần phục hồi, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thể bằng ở thời điểm chưa có dịch.
Theo vị Chủ tịch Dệt may Thành Công, khó khăn mà hầu hết doanh nghiệp dệt may đang đối diện là chi phí logistics rất cao. Ông cho biết, trước đây, Công ty mua nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và thường mua theo giá CIF - tức là sẽ nhận hết toàn bộ về Việt Nam.
Tuy nhiên, thời điểm dịch bùng càng khiến chi phí logistics tăng cao, các bên bán hàng không bán theo CIF nữa chuyển sang bán theo FOB - tức điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu trách nhiệm trả các chi phí đó.
Một vấn đề nữa được ông Tùng nhấn mạnh chính là việc thiếu hụt, không chủ động được nguồn lao động. “Hiện tại, đơn hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp dệt may không thiếu, chúng ta có rất là nhiều đơn hàng nhưng lại không dám nhận vì không chủ động được lực lượng sản xuất”, ông Tùng nói.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy