Mặc dù chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh hơn nhưng giá cả đầu ra chỉ tăng ở mức khiêm tốn.
Nikkei – HIS Markit cho biết như vậy trong Báo cáo khảo sát chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam.
Theo đó, chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Việt đã tăng từ mức 51,6 điểm của tháng 3 lên 52,7 điểm trong tháng 4, cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ về các điều kiện kinh doanh. “Sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã mạnh lên trong suốt 29 tháng qua”, Báo cáo cho biết.
Theo Báo cáo, nhân tố chính góp phần làm cải thiện các điều kiện hoạt động kỳ gần đây nhất là số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng đáng kể, với tốc độ đạt mức cao của 3 tháng. Cụ thể, các thành viên nhóm khảo sát cho biết nhu cầu của khách hàng đã tăng lên, trong đó, số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản xuất trong tháng 4. Sản lượng đã tăng mạnh, và là mức tăng mạnh hơn so với tháng 3. Đặc biệt, mặc dù mức độ lạc quan đã giảm so với tháng trước nhưng vẫn rất tích cực, với khoảng một nửa số người trả lời khảo sát kỳ vọng sản lượng tăng.
Cũng theo Báo cáo, số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn góp phần làm tăng lượng công việc tồn đọng trong tháng 4, từ đó kết thúc thời kỳ giảm kéo dài 5 tháng. Bên cạnh đó, cùng với sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn, các nhà sản xuất Việt Nam đã tăng số lượng việc làm trong tháng 4, ghi nhận tháng tăng thứ 25 liên tiếp.
Một điểm đáng chú ý là các nhà sản xuất cho biết chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh khi giá cả nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng. Hơn thế, tốc độ tăng giá đã nhanh hơn một chút so với tháng trước. Tuy nhiên, mặc dù giá cả đầu ra cũng tăng nhẹ, song với tốc độ yếu nhất trong thời kỳ tăng giá kéo dài 8 tháng gần đây.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker - Phó Giám đốc của IHS Markit - công ty thu thập kết quả khảo sát cho biết, khả năng duy trì mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất Việt Nam là điểm đáng chú ý nhất trong kỳ khảo sát PMI mới nhất, với số lượng đơn đặt hàng mới tăng đặc biệt mạnh trong tháng 4.
“Việc định giá bán cạnh tranh được xem như là một động lực chính cho thành công của các công ty, khi giá cả đầu ra chỉ tăng nhẹ bất chấp tình trạng chi phí tăng mạnh. Do đó các công ty có vẻ sẵn sàng chấp nhận giảm biên lợi nhuận để duy trì mức tăng của số lượng đơn đặt hàng mới”, vị chuyên gia này phân tích.
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy