Theo thông tin từ Thanh Tra, tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội diễn ra vào sáng ngày 15/9, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - ông Trần Đức Lượng nhấn mạnh: Tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích.
Ông Trần Đức Lượng nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (Ảnh: Thanh Tra)
Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm như Vũ Quốc Hảo và đồng phạm “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vị”; “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam… đã được khẩn trương, xét xử nghiêm minh theo quy định pháp luật, có tác dụng răn đe, phòng ngừa tham nhũng.
Tuy nhiên, số vụ việc tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán chưa tương xứng với tình hình vướng mắc. Các cơ quan vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá vụ việc cần chuyển cơ quan điều tra, nhất là các vụ phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Đáng chú ý, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp (chỉ trên 10%), “nhích” không đáng kể so với các năm. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc gần 90% số tài sản tham nhũng đã “lọt lưới”.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đặt vấn đề, chỉ thu hồi được 10% tài sản tham nhũng thì 90% số tài sản còn lại không được thu hồi nghĩa là không xử lý triệt để được tội phạm?”. Đại biểu Bùi Trí Dũng (tỉnh An Giang) thì cho rằng, không thu hồi triệt để được tài sản tham nhũng thì sẽ khiến tham nhũng dễ dàng là giải pháp “hy sinh đời bố củng cố đời con” nên Chính phủ cần đánh giá thêm về nguyên nhân, cản trở đến hiệu quả phòng, chống tham nhũng, nhất là trong việc thu hồi tài sản.
Lý giải vấn đề này, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp là do các đối tượng phạm tội tham nhũng thường có nhiều thủ đoạn tinh vi đối phó, che giấu, tẩu tán tài sản. Cùng với đó, thời gian giải quyết các vụ án tham nhũng kéo dài dẫn đến các tài sản là tang vật của vụ án bị hưu hỏng, xuống cấp, giảm giá trị khi bán đấu giá, không thu hồi đủ số tiền thất thoát, chiếm đoạt.
Ông Trần Đức Lượng cũng nói thêm, năm 2014, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng; tăng cường chủ động phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
Thượng tướng Trần Đăng Yến (Ảnh: Thanh tra)
Thượng tướng Trần Đăng Yến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), Bộ Công an cho biết thêm, trước khi hành vi tham nhũng bị phát hiện thì tài sản tham nhũng đã được tẩu tán, thậm chí đối tượng đã trốn ra nước ngoài…
Thượng tướng Trần Đăng Yến đã đề xuất, để tăng tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, cũng như phòng, chống tham nhũng hiệu quả, không còn cách nào khác vừa phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, vừa phải tạo ra cơ chế để cơ quan điều tra sớm phát hiện hành vi tham nhũng. Cần xác định tham nhũng là giặc "nội xâm" để có biện pháp đấu tranh ngay từ đầu.
Hương Bùi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy