Tin liên quan
Đồng rupiah của Indonesia, ringgit của Malaysia và baht của Thái Lan cũng như các đồng tiền khác đã và đang trên đà giảm giá so với đồng USD trong năm nay.
Tuần trước, các đồng tiền này đã thay nhau xác lập các mức đáy mới của mình và đà sụt giảm bất ngờ này diễn ra sau khi đồng JPY rớt xuống mức thấp nhất trong 13 năm so với đồng USD trong tuần trước đó. Tuy nhiên, cơ quan tiền tệ của các quốc gia thuộc khu vực này vẫn chưa tiến hành bất kỳ biện pháp can thiệp nào.
Một cố vấn của Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ cho biết tăng trưởng xuất khẩu của nước này đang giảm sút không chỉ do nhu cầu yếu kém trên toàn cầu mà còn vì hậu quả từ chính sách kích thích của các nền kinh tế lớn như Nhật Bản và Eurozone khiến đồng nội tệ của các quốc gia này suy yếu.
Vị cố vấn này cho biết: “Chúng ta gọi đó là cuộc chạy đua phá giá tiền tệ, hoặc chiến tranh tiền tệ hay một cái tên nào đó, nhưng thực tế là các chính sách như vậy đang và sẽ tác động đến các đối tác thương mại. Chúng tôi không thể để đồng tiền của chúng tôi mất dần sức cạnh tranh”.
Ảnh minh họa.
Được biết, đồng rupee của Ấn Độ đã trở thành một trong những đơn vị tiền tệ giảm giá mạnh nhất tại châu Á so với đồng USD do kỳ vọng Mỹ sẽ nâng lãi suất trong năm nay.
Trong khi đó, đồng rupiah của Indonesia cũng đã giảm gần 8% so với đồng bạc xanh trong năm 2015, mạnh hơn mức giảm 7% của đồng ringgit Malaysia.
Trong khi đồng JPY đã lao dốc 16% sau 9 tháng qua và đồng EUR cũng đã sụt 18% so với đồng bạc xanh kể từ tháng 5/2014 đến nay, thì các đồng tiền châu Á khác lại giảm giá nhẹ hơn, khiến giá cả các mặt hàng xuất khẩu của các quốc gia này ít rẻ hơn trên thị trường quốc tế.
Về mặt lý thuyết, các đồng tiền châu Á cần phải suy yếu hơn nữa vì nhìn chung lạm phát tại khu vực này vẫn đang cao hơn so với các đối tác thương mại lớn, hầu hết đều đang trong trình trạng giảm phát.
Song số liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, tính đến tháng 4/2015, đồng Nhân dân tệ đã tăng 30% so với năm 2010 sau khi đã điều chỉnh theo số liệu thương mại và lạm phát. Đồng won của Hàn Quốc cũng đắt hơn 15% so với năm 2010 trong khi đồng JPY lại sụt giảm 28%.
Xuất khẩu của Hàn Quốc đã liên tục sụt giảm qua từng tháng trong năm nay trong khi các nhà xuất khẩu của Trung Quốc cũng chứng kiến cả doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm.
“Có nguy cơ xảy ra chiến tranh tiền tệ khi đồng USD có xu hướng tăng giá, vì thế các quốc gia khác sẽ bị ảnh hưởng”, nhận định của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Agus Martowardojo hôm thứ Hai tuần trước.
Sẽ không quá khốc liệt như năm 1997
Có một số nét tương đồng với năm 1997, thời điểm xảy ra cuộc khủng tiền tệ châu Á do đồng JPY cực kỳ yếu, tỷ giá không thể cạnh tranh, và thâm hụt tài khoản vãng lai nặng nề.
“Tôi cho rằng cuộc chiến tiền tệ lần này sẽ không khốc liệt như khi đó”, dự báo của chiến lược gia vĩ mô Gaurav Saroliya tại London của Lombard Street Research khi ông nêu ra một số khác biệt quan trọng.
Hiện lạm phát là một vấn đề ít nghiêm trọng hơn so với thời điểm đó, điều này giúp châu Á dễ dàng hơn trong việc đương đầu với sự suy yếu của các đơn vị tiền tệ. Hơn nữa, các ngân hàng trung ương châu Á cũng đang sở hữu kho dự trữ ngoại tệ lớn hơn nhiều. Chưa hết, các thị trường của khu vực này ngày càng linh hoạt hơn và dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng ít biến động hơn so với năm 1997.
Nếu không triển khai được các biện pháp chính sách tương tự như chương trình nới lỏng định lượng (QE) khổng lồ tại Nhật Bản và châu Âu, các nhà chức trách châu Á chỉ có thể hạ giá đồng nội tệ của mình một cách từ từ.
Cho tới nay, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã thành công trong việc bảo vệ đồng nội tệ của mình bằng cách thu hút dòng vốn đầu tư và tăng cường dự trữ ngoại tệ.
Tại Thái Lan, nước này đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát đối với việc nhà đầu tư trong nước chuyển tiền mặt ra nước ngoài, trong khi Indonesia cũng nới lỏng kiểm soát giao dịch đồng rupiah.
Còn Hàn Quốc đặc biệt nhạy cảm với đà giảm giá nhanh chóng của đồng JPY khi các nhà xuất khẩu nước này cạnh tranh với các doanh nghiệp Nhật Bản trên cùng thị trường như xe hơi và hàng điện tử. Tuy nhiên, các quan chức tại Seoul cho Reuters biết họ thiếu công cụ để đẩy đồng won giảm giá về mức bằng với đồng JPY.
Trong khi các đồng tiền châu Á đã chứng kiến đà giảm giá từ từ kể từ năm 2014, thì đà sụt giảm mạnh của đồng JPY cách đây 2 tuần có thể là chất xúc tác khiến các đồng tiền của khu vực này giảm giá mạnh hơn nữa.
Ông Saroliya cho biết: “Rất nhiều quốc gia trong số này đang đối mặt với khó khăn kép là xuất khẩu ảm đạm, xuất phát từ mức tỷ giá không thể cạnh tranh do các chính sách của Nhật cũng như dòng vốn đầu tư mạnh mẽ trong môi trường QE, và nhu cầu hộ gia đình nghèo nàn.
Ông nói: “Nhìn chung đó là một trở ngại lớn. Vì thế họ sẽ buộc phải chọn tỷ giá yếu hơn thông qua việc nới lỏng tiền tệ hoặc các biện pháp bất thường”.
Nên đọc
Theo Vietstock
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy