Dòng sự kiện:
Chiến tranh tiền tệ tái diễn: Sức ép từ chống giảm phát
23/10/2014 10:50:58
ANTT.VN - Giảm phát đang bóp nghẹt nền kinh tế từ khu vực đồng Euro đến Israel hay Nhật Bản. Theo dự báo đến năm 2015, chính sách khống chế giảm phát hoặc mục tiêu theo đuổi chính sách hạ tỷ giá hối đoái sẽ khiến cho nội tệ của các quốc gia trên có sụt giá mạnh.
Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega đã sử dụng thuật ngữ "Chiến tranh tiền tệ" trong năm 2010 để mô tả các chính sách được sử dụng tại thời điểm các ngân hàng trung ương  tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế nước mình thông qua việc giảm giá nội tệ. Hiện nay, nhiều nhà điều hành coi việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái thấp xuống như một cách để tránh giảm phát trầm trọng.

Giảm phát đang bóp nghẹt nền kinh tế từ khu vực đồng Euro đến Israel hay Nhật Bản. Theo dự báo đến năm 2015, chính sách khống chế giảm phát hoặc mục tiêu theo đuổi chính sách hạ tỷ giá hối đoái sẽ khiến cho nội tệ của các quốc gia trên có sự sụt giá mạnh, theo dữ liệu của Bloomberg.

"Chính sách “ăn xin hàng xóm” này không phải là để tái cân bằng hay tăng trưởng. Đó là sự giảm phát và họ đang đẩy các vấn đề về giảm phát sang cho các quốc gia khác." (David Bloom, người đứng đầu tổ chức chiến lược tiền tệ toàn cầu tại trụ sở tại London HSBC Holdings Plc cho biết vào ngày 17 tháng 10 trong một cuộc phỏng vấn).

Bloom nhìn nhận vấn đề trên góc độ này bởi vì, khi một quốc gia làm suy yếu tỷ giá hối đoái của mình, đẩy tỷ giá của quốc gia khác mạnh hơn sẽ khiến cho cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn. Giảm phát là hệ quả của cả 2 vấn đề: suy thoái kinh tế của khu vực đồng euro và sự sụt giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu từ các nước như Trung Quốc và New Zealand.

Sự lao dốc chưa từng có

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho biết tháng trước ông muốn thiết lập một tỷ giá hối đoái thấp hơn để giúp đáp ứng mục tiêu lạm phát của mình và có thể mở rộng chương trình kích thích kinh tế chưa từng có của quốc gia để đạt được điều đó. Giống như đối tác Nhật Bản, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đã thừa nhận sự cần thiết của việc giảm giá đồng euro để tránh tình trạng giảm phát và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda (Ảnh: Junko Kimura-Matsumoto/Bloomberg)

Theo dự báo của Bloomberg, trong năm 2015, sau đồng peso của Argentina, đồng yên và đồng euro sẽ là 2 đồng tiền có sự trượt giá mạnh nhất. Đồng yên giao dịch ở mức 106,92 USD mỗi 10:33 tại London, trong khi đồng euro mua $ 1,2695.

Tăng trưởng GDP trong tháng của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, giảm xuống còn 1,2 % so với theo dự báo là 1,8 %. Áp lực chống giảm phát trong khu vực đồng euro đang bắt đầu lan sang các nước láng giềng và các đối tác thương mại lớn nhất của họ.
Giá trị nội tệ Thụy Sĩ, Hungary, Đan Mạch, Cộng hòa Séc và Thụy Điển được dự báo sẽ giảm từ 4 % đến hơn 6 % vào cuối năm tới, theo ước tính của Bloomberg.

Linh Trang (Theo Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến