Chiều nay (13/12), Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ tuyên án cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Đức Chung cùng 2 bị cáo khác trong vụ mua bán chế phẩm Redoxy.
Trước đó, trong phần tranh luận tại phiên xét xử ngày 11/12, sau khi luật sư của ông Nguyễn Đức Chung công bố việc gia đình bị cáo đã nộp 10 tỷ đồng tại Cục thi hành án dân sự TP Hà Nội, đại diện Viện kiểm sát đề nghị lại mức án đối với ông Chung từ 10-12 năm tù thành 8-10 năm tù. Đối với 2 bị cáo còn lại, Viện kiểm sát giữ nguyên mức án đề nghị là 6-7 năm tù. Trong lời nói sau cùng của mình, bị cáo Nguyễn Đức Chung bày tỏ mong muốn Hội đồng xét xử xem xét vụ án theo đúng tinh thần của pháp luật là lấy phần tranh tụng tại phiên tòa làm căn cứ để đánh giá hành vi, mức độ phạm tội của các bị cáo.
Cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng bị cáo Võ Tiến Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội và Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ Arktic, bị đưa ra xét xử cùng về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Đức Chung là người đứng đầu UBND thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn. Tuy nhiên quá trình chỉ đạo, xử lý khắc phục ô nhiễm nước các sông, hồ tại Hà Nội, ông Chung đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo việc mua bán chế phẩm Redoxy-3C phải thông qua Công ty Arktic để tạo lợi nhuận cho công ty này, vốn là công ty của gia đình ông.
Từ năm 2016 - 2019, Công ty Arktic đã ký 15 hợp đồng bán tổng cộng 489 tấn chế phẩm làm sạch nước cho Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội. Arktic mua lượng chế phẩm này từ hãng Watch Water với giá 115 tỉ đồng, sau đó bán lại với giá 151 tỉ đồng, hưởng lợi hơn 36 tỉ đồng
Phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và hai đồng phạm, diễn ra trong 2 ngày cuối tuần qua. Có ngày, phiên tòa kéo dài đến hơn 20h mới nghỉ.
Trong suốt 2 ngày diễn ra phiên toà, HĐXX không hạn chế mà để các bị cáo được thoải mái thời gian trả lời những câu hỏi của HĐXX, câu hỏi của đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên toà và câu hỏi của các luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người liên quan đến vụ án. Ngoài ra, các bị cáo cũng được HĐXX cho thời gian để trình bày thêm những vấn đề liên quan đến vụ án, hoặc trình bày về mối quan hệ của các bị cáo trước khi xảy ra vụ án.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Đức Chung nhiều lần trình bày đi trình bày lại các vấn đề mà bị cáo thấy “băn khoăn”, “không đúng” và cho rằng, mình bị kết tội oan mặc dù 2 bị cáo đồng phạm là Nguyễn Trường Giang và Võ Tiến Hùng đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình như bản kết luận của Cơ quan CSĐT Bộ Công an và cáo trạng của Viện KSND tối cao.
Trước những phản bác của cựu chủ tịch Nguyễn Đức Chung, cơ quan tố tụng đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Đức Chung trên cơ sở pháp luật. Cơ quan tố tụng nêu rõ các điều, khoản của từng luật mà bị cáo Nguyễn Đức Chung đã sai phạm.
Tác giả: PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy