Thông tin trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu tại họp báo thường ký chiều nay (7/10).
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và lâu dài, không thể khống chế tuyệt đối, Chính phủ Việt Nam đã thống nhất chuyển chủ trương từ "không Covid-19" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch có hiệu quả.
Cụ thể, vừa phòng chống dịch một cách hiệu quả, vừa khôi phục phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, chiến lược hộ chiếu vắc xin, thẻ xanh hay giấy chứng nhận sức khỏe số được xem là giải pháp khả thi nhằm từng bước mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là các ngành dịch vụ, du lịch.
Vừa qua, lãnh đạo Chính phủ đã đồng ý với bộ tiêu chí công nhận và sử dụng hộ chiếu vắc xin của các nước tại Việt Nam do Bộ Ngoại giao đề xuất.
Một trong những nội dung quan trọng của bộ tiêu chí nói trên là về loại vắc xin, theo đó, Việt Nam chấp nhận các loại vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ hoặc Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu hoặc Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Sân bay Vân Đồn đón hơn 300 khách có hộ chiếu vắc xin từ Pháp hồi tháng 9.
Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thí điểm đón khách du lịch đã được tiêm chủng tới Việt Nam, trước mắt là sớm triển khai ở Phú Quốc trong thời gian tới.
Bộ Ngoại giao cũng đã tiếp nhận đề nghị của một số đối tác liên quan đến việc công nhận chứng nhận hộ chiếu vắc xin của nhau. Bộ Ngoại giao cũng đã trao đổi với các đối tác nước ngoài cũng như là với các cơ quan chức năng, các bộ, ngành liên quan của Việt Nam.
"Lãnh đạo Chính phủ đã đồng ý với bộ tiêu chí do Bộ Ngoại giao đề xuất, chúng tôi sẽ sớm thông tin và hướng dẫn cụ thể về việc này", người phát ngôn cho biết.
Nhiều nước tại châu Á đang chạy đua đặt mua thuốc Molnupiravir trị Covid-19 trong bối cảnh tốc độ tiêm chủng chưa đáp ứng kịp.
Xác định thuốc điều trị và vắc xin là những giải pháp quyết định để có thể kiểm soát và thích ứng an toàn với dịch bệnh, Người phát ngôn cho biết, Bộ Ngoại giao đã sớm chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu về tình hình phát triển các loại thuốc điều trị trên thế giới.
Đồng thời, thông tin và hỗ trợ Bộ Y tế trong việc tiếp cận một số loại thuốc điều trị tiềm năng, được đánh giá là có hiệu quả cao để xem xét, nghiên cứu và thử nghiệm sử dụng tại Việt Nam.
Việc tiếp cận, nhập khẩu và hợp tác sản xuất thuốc điều trị Covid-19 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin và sẽ được tiếp tục đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới.
Tác giả: Thành Nam
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy