Theo đó, chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng dự án đảm bảo cung cấp điện ổn định và an toàn cho lưới điện trên đảo Côn Đảo, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển của huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo đảm chủ quyền biển đảo quốc gia.
Dự án này sẽ sử dụng vốn đầu tư công nhóm A, công trình năng lượng cấp II. Cụ thể, xây dựng mới đường dây 110 kV, 1 mạch, từ ngăn xuất tuyến 110 kV tại trạm biến áp 220 kV Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng đến trạm biến áp 110/22 kV Côn Đảo. Mở rộng 1 ngăn lộ đường dây 110 kV tại trạm biến áp 220 kV Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Xây dựng mới trạm biến áp 110/22 kV Côn Đảo bằng công nghệ GIS, quy mô 2x63 MVA.
Vốn đầu tư của dự án khoảng 4.950 tỷ đồng. Trong đó, vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương khoảng 2.526 tỷ đồng và vốn tự có của EVN khoảng 2.424 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án không dưới 20 năm. Địa điểm thực hiện dự án thuộc địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng biển nội thủy giữa thị xã Vĩnh Châu và huyện Côn Đảo. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2023 - 2026. Hình thức đầu tư dự án là đầu tư công.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND tỉnh Sóc Trăng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các thủ tục giải phóng mặt bằng dự án đáp ứng tiến độ triển khai các hạng mục dự án, đảm bảo hiệu quả việc sử dụng đất sau khi thực hiện giải phóng mặt bằng, tránh việc lãng phí tài nguyên. Đồng thời, tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện dự án của EVN bảo đảm tiến độ và đúng quy định của pháp luật, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của các bộ, ngành liên quan.
Vốn đầu tư của dự án cấp điện lưới cho Côn Đảo, huyện Côn Đảo khoảng gần 5.000 tỷ đồng.
Bộ Công Thương được giao chỉ đạo và hướng dẫn EVN trong việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự án cũng như việc lựa chọn công nghệ dây dẫn, cách điện phụ kiện... trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, bảo đảm an toàn, phát huy tối đa vai trò, hiệu quả đầu tư dự án và phù hợp mục đích truyền tải trong hệ thống điện quốc gia.
Theo tờ trình của EVN về dự án cấp điện lưới cho Côn Đảo, huyện Côn Đảo hiện được cấp điện từ nguồn chính là Nhà máy diesel An Hội và Nhà máy điện diesel An Hội mở rộng gồm 9 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 11.820 kW. Hiện trên địa bàn huyện do hạn chế về nguồn cung cấp điện nên trong những năm qua chỉ đáp ứng được nhu cầu điện sinh hoạt và một phần điện cho nhu cầu dịch vụ, du lịch.
Dự báo nhu cầu điện cho huyện đảo đến năm 2025 khoảng 28,7 MW, tăng hơn 3 lần, lên 87,6 MW vào 2030 và đạt 94 MW vào 2035. Với dự báo này, thì việc đầu tư đường dây cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo là rất cần thiết để đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, lâu dài, góp phần ổn định, cải thiện đời sống người dân, lực lượng bộ đội và cảnh sát biển trên đảo, phát triển tiềm năng du lịch và các ngành nghề sữa chữa tàu thuyền, hậu cần nghề cá.
Theo EVN, kết quả tính toán cho thấy dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo khả thi về mặt kinh tế, khả thi về mặt tài chính và đáp ứng được mục tiêu phát triển Côn Đảo. Cũng theo EVN, giá mua điện của dự án này 1.593,2 đồng/kWh, là mức giá bán buôn trung bình giữa EVN và Tổng công ty Điện lực miền Nam.
Đối với giá bán điện, EVN cho biết khi huyện đảo này được cấp điện từ lưới quốc gia, giá bán sẽ thống nhất với toàn hệ thống điện quốc gia, tính theo giá bình quân gia quyền cho các loại phụ tải liên quan theo quy định của Bộ Công Thương, là 2.429,6 đồng/kWh.
Với các phương án đưa ra và quy mô tổng vốn đầu tư, khả năng cân đối vốn, EVN cho hay, dự án khả thi về kinh tế, tài chính và đáp ứng mục tiêu cấp điện lưới ổn định, phát triển kinh tế, du lịch và đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo.
Côn Đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa biển, cách TP.Vũng Tàu 185 km. Huyện đảo có diện tích tự nhiên khoảng 76 km2, dân số hiện tại 10.500 người, được xác định có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế xã hội lẫn quốc phòng, an ninh quốc gia.
Theo quy hoạch, Côn Đảo được định hướng trở thành khu kinh tế, du lịch hiện đại, tầm cỡ khu vực và quốc tế. Dự báo trước đó là đến năm 2020, đón 180.000 lượt khách, năm 2030 đón 300.000. Tuy nhiên, đến năm 2019, Côn Đảo đã đón gần 400.000 lượt.
Tác giả: Duy Quang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy