Ảnh minh họa.
Tại Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẩn trương tổng kết Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Song song với đó, NHNN cũng cần phải đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng trong tình hình mới ngay trong quý I/2024. Từ cuối năm 2023 đến nay, Thủ tướng đã liên tục chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải đánh giá và xem xét lại thị trường vàng.
Tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2024, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã khẳng định Nhà nước không chấp nhận việc giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch đến 20 triệu đồng/lượng.
Ông khẳng định NHNN sẽ báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số cơ chế quản lý thị trường vàng để bình ổn thị trường vàng trong nước.
Trong tháng 1/2024, phía NHNN cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Công an, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cùng phối hợp với NHNN để quản lý thị trường vàng.
Nghị định 24 được ban hành vào năm 2012 nhằm chống “vàng hóa nền kinh tế”. Mặc dù Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã thành công trong việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng vàng hóa nền kinh tế trong hơn 10 năm qua nhưng nó cũng khiến nguồn cung vàng miếng khan hiếm.
Điều này đã đẩy giá vàng trong nước lên mức cao kỷ lục và chênh nhiều so với giá vàng thế giới. Cá biệt vào cuối năm 2023, giá vàng SJC đã phá vỡ mốc cao nhất từ trước đến nay khi tăng lên hơn 80 triệu đồng/lượng. Vào thời điểm đó, chênh lệch giữa chiều mua vào – bán ra lên tới hơn 4 triệu đồng/lượng.
Nghị định 24 sẽ được sửa đổi trong quý I/2024.
Trước những biến động bất thường của thị trường vàng trong nước, Thủ tướng ký ban hành Công điện số 1426 trong đó có yêu cầu xem xét sửa đổi Nghị định 24. Ngay sau đó, giá vàng liên tục lao dốc, thậm chí giảm tới hơn 6 triệu đồng/lượng, về mức 74 triệu đồng/lượng.
Chính vì thế, nhiều người cho rằng Chỉ thị số 06/CT-TTg liên quan đến Nghị định 24 có thể ảnh hưởng không nhỏ đến đà tăng, giảm của giá vàng trong những ngày tới, nhất là sau ngày Thần Tài năm nay.
Thông thường, nhu cầu mua vàng của người dân sẽ hạ nhiệt sau ngày vía Thần Tài, kéo theo đó giá vàng thường có xu hướng giảm. Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, việc sửa đổi Nghị định 24 cũng sẽ khiến giá vàng SJC giảm mạnh.
Trái lại, cũng có ý kiến cho rằng khi chưa biết Nghị định 24 thay đổi như thế nào, giá vàng SJC vẫn sẽ tiếp tục neo cao trong ngắn hạn. Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam từng nhận định, giá vàng miếng sẽ giảm nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung vàng trên thị trường.
Trước ngày vía Thần Tài năm nay, giá vàng trong nước liên tục biến động và chênh lệch nhiều giữa các nhà vàng khác nhau. Tính đến ngày 17/2, giá vàng miếng tại SJC được niêm yết ở mức 78,6 triệu đồng/lượng, giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, tại PNJ, giá vàng miếng lại tăng tới 800 nghìn đồng/lượng, lên mức cao nhất 78,8 triệu đồng/lượng.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy