Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển doanh nghiệp đánh giá quá trình thực hiện chính sách trợ giúp phát triển trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua, trong đó, có 8 nhóm trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm: Trợ giúp tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường, tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công,…
Các chương trình, chính sách hộ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được lồng ghép vào các chính sách, chương trình ngành, lĩnh vực của các Bộ, ngành và địa phương.
Mộ vài nhóm chính sách trợ trợ giúp có quy định cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những kết quả trợ giúp tương đối rõ ràng như: tín dụng, đào tạo, tư vấn, xúc tiến thương mại, đồng thời, chính phủ cũng đã ban hành các quyết sách kịp thời tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp được tạo điều kiện phát triển sản xuất và kinh doanh.
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như: hơn 80% các chính sách, chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đánh giá kết quả hỗ trợ, các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách, chương trình đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này còn thiếu, một số chính sách trợ giúp mới dừng lại ở tính chung chung, chưa có quy định ưu đãi rõ ràng…
Đa số các nhóm chính sách còn nhiều vướng mắc như những chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, mất nhiều thời gian xây dựng văn bản hướng dẫn.
Các chính sách tư vấn kinh doanh, quản lý sản xuất mới thực hiện được một số ít ở các doanh nghiệp miền Bắc.
Nguyên nhân thực tế là do sự phối hợp giữa các Bộ ngành, Trung ương còn yếu và cơ chế điều phối hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu.
Một số nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp như: thông tin chưa đầy đủ, độ tin cậy thấp đặc biệt là thông tin về tài chính gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước về việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, trợ giúp, doanh nghiệp chưa có chiến lược dài hạn và năng lực, tầm nhìn còn hạn chế.
Về phương hướng giải quyết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất: đối với nhà quản lý phải xây dựng chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, có cơ chế phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ trọng tâm, tăng cường hệ thống đầu mối, đẩy mạnh tính đột phá, lan tỏa.
Về phía Hiệp hội doanh nghiệp cần nâng cao uy tín, tầm ảnh hưởng, phát huy vai trò cầu nối giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phía doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực quản lý, sáng tạo, đổi mới tư duy, tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ của Nhà nước.
Theo các đại biểu tham dự hội thảo thì cần xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có sự vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm hơn của các cấp, nghành, địa phương, xây dựng mục tiêu, chính sách rõ ràng, kịp thời đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh hiệu quả.
Kiều Chinh ( tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy