Dòng tín dụng được tập trung cho sản xuất kinh doanh
Tín dụng tập trung vào SXKD
Tại buổi họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm diễn ra hôm 10/6 tại TP.HCM, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, những tháng đầu năm 2019, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý...
Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, tính đến 31/5 tín dụng của toàn hệ thống tăng khoảng 5,74% so với cuối năm 2018; trong đó tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13%, tín dụng đối với DN ứng dụng công nghệ cao tăng 14,33%, tín dụng đối với DNNVV tăng 5,04%, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 5%, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,11%.
Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2019, hoạt động cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - DN tiếp tục được đẩy mạnh ở nhiều địa phương. Tại TP.HCM, hiện đã có khoảng hơn 10.000 tỷ đồng được các ngân hàng giải ngân cho vay đối với trên 1.100 DN chủ lực trên địa bàn, bao gồm: thiết bị điện, nhựa - cao su, chế biến, đồ uống, điện tử - công nghệ, trang phục may sẵn và hóa - dược liệu.
Trong khi tại Đà Nẵng với khoảng gần 7.000 tỷ đồng được các ngân hàng cam kết cho vay đã giúp cộng đồng DN trên địa bàn tiếp cận nguồn tín dụng khá thuận lợi. Còn tại Hà Nội đến cuối quý I/2019, đã có khoảng gần 523.300 tỷ đồng được các nhà băng cho vay theo chương trình kết nối với lãi suất thấp hơn 1-1,5%/năm so với lãi suất thị trường…
Bên cạnh đó, hệ thống các TCTD còn tích cực thực hiện hàng loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các DN ngành nông nghiệp vượt qua thiên tai, dịch bệnh và biến động giá cả, thị trường; quyết liệt đẩy lùi tín dụng đen.
Theo đó, để kịp thời hỗ trợ tiêu thụ lúa vụ Đông Xuân năm 2019, thực hiện chỉ đạo của NHNN tại Hội nghị ngành Ngân hàng cho vay đẩy mạnh tiêu thụ lúa gạo vùng ĐBSCL, các NHTM nhà nước tiên phong hạ lãi suất cho vay ngắn hạn xuống còn 6%/năm để hỗ trợ các DN thu mua lúa gạo. Đến nay, các TCTD tại khu vực ĐBSCL đã giải ngân khoảng 10.719 tỷ đồng cho các tổ chức, cá nhân để thu mua trên 1,7 triệu tấn lúa gạo vụ Đông Xuân 2019, góp phần hạn chế đà giảm giá lúa gạo cho bà con nông dân.
NHNN cũng kịp thời có giải pháp tháo gỡ cho người chăn nuôi lợn bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi bùng phát, hay hỗ trợ người trồng tiêu tại Gia Lai trước hiện tượng cây tiêu chết hàng loạt.
Với các đối tượng chính sách, hộ nghèo, ngày 22/2/2019, Thống đốc NHNN ký ban hành Quyết định số 12/QĐ-HĐQT nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo. Theo đó, kể từ ngày 1/3/2019, NHCSXH nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay, kéo dài thời hạn cho vay từ 60 tháng lên tối đa 120 tháng... Kết quả đến cuối tháng 5/2019 tổng dư nợ cho vay của các chương trình tín dụng chính sách đã đạt con số gần 195.600 tỷ đồng với 6,7 triệu hộ vay vốn.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, hoạt động thúc đẩy các hình thức tín dụng vi mô chính thức, hạn chế sự bành trướng của tín dụng đen cũng là mảng hoạt động được NHNN quan tâm chỉ đạo các TCTD triển khai thực hiện. Từ việc khảo sát ở nhiều địa phương, NHNN đã chỉ đạo Agribank triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng với các sản phẩm cho vay nhỏ lẻ giải ngân trong ngày đồng thời yêu cầu các tổ chức tài chính vi mô chuẩn hóa, mở rộng hơn nữa khả năng cung ứng vốn hỗ trợ người nghèo, người thu nhập thấp cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống.
Lãi suất, tỷ giá ổn định; nợ xấu ở mức an toàn
Ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, trong bốicảnh ngày càng nhiều yếu tố gây áp lực tăng lãi suất, NHNN đã điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, ổn định các mức lãi suất điều hành; chỉ đạo TCTD rà soát, cân đối tài chính, tiết giảm chi phí để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, nỗ lực giảm lãi suất cho vay khi điều kiện cho phép trên cơ sở đảm bảo an toàn tài chính.
Trong khi tỷ giá trung tâm tiếp tục được NHNN điều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tận dụng điều kiện thị trường thuận lợi để mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước. Thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Những tháng đầu năm, NHNN tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các TCTD hoàn thiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Kết quả cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu đã tạo cơ sở quan trọng để duy trì, giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD. Khuôn khổ pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng được bổ sung, hoàn thiện. Năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, chất lượng tín dụng được cải thiện; quy mô hệ thống các TCTD tiếp tục tăng; năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các TCTD từng bước được nâng cao; Các TCTD tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu mới.
Theo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN), sau gần hai năm thực hiện, Nghị quyết số 42 đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng trong việc duy trì và kiểm soát nợ xấu ở mức an toàn, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các TCTD.
Tính từ năm 2012 đến tháng 3/2019, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 907,33 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó riêng trong năm 2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu; tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2019 là 2,02%. Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 227,86 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 117,8 nghìn tỷ đồng.
Tình hình xử lý nợ xấu của toàn hệ thống TCTD sau khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đã đạt được những kết quả tích cực. Tính trung bình từ 15/8/2017 đến tháng 3/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 5,8 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 4,0 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.
Đồng thời, kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 theo hình thức khách hàng trả nợ có xu hướng tăng, phần nào phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện khi TCTD, VAMC có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết số 42.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy