Chiều 17/6, với 446/458 đại biểu tán thành (chiếm 92,34% tổng số đại biểu), Quốc hội thông qua dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) với 7 chương, 77 điều và 4 phụ lục kèm theo. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021.
Với 446 đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi) (Ảnh: Hải Quân)
Một trong những điểm đáng chú ý là luật cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Trước khi Quốc hội bấm nút thông qua, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, cho biết Về quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, đa số ý kiến đề nghị cấm "kinh doanh dịch vụ đòi nợ".
Một số ý kiến đề nghị không quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ tại điểm h khoản 1 Điều 6 mà thực hiện theo Luật hiện hành, đồng thời đổi tên gọi là "kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ".
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội và xin tiếp thu theo đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, quy định cấm "kinh doanh dịch vụ đòi nợ" tại điểm h khoản 1 Điều 6.
Theo báo cáo tổng hợp kết quả Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về việc quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong Luật Đầu tư: Đồng ý phương án 1: quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Tổng số phiếu: 317/409 (chiếm 77,51%). Đồng ý phương án 2: không quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Tổng số phiếu: 91/409 (chiếm 22,25%)
Tại phiên họp chiều nay, có 90,27% tổng số đại biểu Quốc hội bấm nút đồng ý cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ tại điểm h khoản 1 Điều 6. Chỉ có 2,69% tổng số đại biểu đồng ý cho kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Như vậy, với 90,27% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, "kinh doanh dịch vụ đòi nợ" chính thức không được phép hoạt động.
Có 90.27% tổng số đại biểu Quốc hội bấm nút đồng ý cấm "kinh doanh dịch vụ đòi nợ"
Về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, ông Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị cần phải quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn những hình thức đầu tư thông qua việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế để đầu tư vào các địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh của đất nước.
Trước ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, việc bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia cần hài hòa với nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế- xã hội tại các khu vực đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển hoặc khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
“Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển; quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh tại khoản 3 Điều 5 dự thảo Luật”, ông Vũ Hồng Thành cho hay.
Linh Nhi (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy