Rạng sáng 20/8, đông đảo tiểu thương đã trở lại chợ đầu mối phía Nam để buôn bán. Đây là chợ đầu mối đầu tiên được khôi phục hoạt động sau gần một tháng phong tỏa.
Tất cả xe khi vào chợ phải có mã QR code, được phát thẻ ra vào theo thứ tự và phun khử khuẩn bên ngoài.
Tiểu thương phải xuất trình đầy đủ giấy tờ. Cụ thể, toàn bộ nhân viên quản lý chợ, tiểu thương, lái xe chở hàng phải được tiêm ít nhất một mũi vaccine, có giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 7 ngày gần nhất và được lấy mẫu xét nghiệm định kỳ.
Mỗi người được phát một mã QR code, khi vào cổng chợ được đo nhiệt độ và quét mã, nếu đúng mới được buôn bán.
Chợ có hơn 760 hộ kinh doanh, trong đó 568 hộ kinh doanh thường xuyên và 200 hộ không thường xuyên (số hộ bán hàng thiết yếu khoảng 380).
Để đảm bảo yêu cầu phòng dịch, các quầy hàng được yêu cầu lắp tấm chắn; 50% tiểu thương được cấp thẻ để hoạt động (khoảng 250 người) và chỉ bán các mặt hàng thiết yếu.
Rau, củ, quả chủ yếu từ các huyện ngoại thành và tỉnh lân cận, thủy sản và thực phẩm tươi sống được bán buôn, bán lẻ cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ nhỏ lẻ trên địa bàn quận Hoàng Mai và một số quận lân cận.
"Nghỉ giãn cách gần một tháng nên rau của người dân không thu mua được, hầu hết vứt bỏ cho gia cầm và nuôi cá. Ngày 18/8, Ban quản lý chợ gọi tôi lên test Covid-19, nếu âm tính mới được đến chợ", anh Đặng Đình Bình ở huyện Chương Mỹ cho biết.
Hoa quả từ phía Nam (100% của các tiểu thương chợ đầu mối Long Biên) được trung chuyển, hạ tải ở chợ đầu mối phía Nam từ 150 đến 200 tấn mỗi ngày. Khu vực này được mở lại từ ngày 16/8.
Ông Trần Đăng Sơn, Phó phòng kinh doanh 2 (Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam) cho hay, chợ hoạt động từ 0h cho đến 11h hàng ngày; khung giờ bán buôn từ 0h đến 5h30; khách lẻ từ 5h30 đến 11h. Sau đó chợ đóng cửa, phun khử khuẩn, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường.
Những chiếc xe tải lớn nhỏ nối đuôi nhau trả hàng trong chợ. Thời điểm này xe chở hoa quả chủ yếu là măng cụt, sầu riêng, bưởi... Các xe bốc dỡ hàng cho lái buôn từ 0h đến 5h.
Người dân có thẻ đi chợ được vào mua hàng hóa.
Người mua buôn phải có giấy xác nhận của các chợ/đơn vị quản lý hoặc địa phương nơi đang kinh doanh; đăng ký để được cấp thẻ ra vào chợ.
"Thu nhập chính của gia đình trông cậy vào việc bốc dỡ hàng hóa thuê tại chợ. Covid-19 khiến chợ đóng cửa dài ngày, chúng tôi mất thu nhập. Cả nhóm thợ mong từng ngày chợ mở lại để kiếm đủ miếng cơm nuôi gia đình. Mỗi đêm làm việc liên tục, tôi cũng kiếm được từ 300.000 đến 500.000 đồng", anh Lâm, làm nghề bốc dỡ hàng hóa tại chợ, cho biết.
Chợ đầu mối phía Nam bị phong tỏa tối 27/7, sau khi ngành y tế phát hiện một người bán trứng mắc Covid-19. Hiện các chợ đầu mối Long Biên, Phùng Khoang (Nam Từ Liêm), Minh Khai (Bắc Từ Liêm) vẫn bị phong tỏa.
Hà Nội có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hóa bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa.
Tác giả: Ngọc Thành - Võ Hải
- Dịch COVID-19 ở Nghệ An: 19 ca dương tính liên quan chợ đầu mối và 6 ca từ các tỉnh phía Nam về
- Nguy cơ bùng phát trở lại ổ dịch COVID-19 ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Trung Bộ
- Nhiều nhân viên Viettel Post ở Hà Nội mắc COVID-19 sau 3 lần xét nghiệm
- Hà Nội: Đi xét nghiệm làm giấy thông hành, phát hiện dương tính SARS-CoV-2
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy