Các chuyên gia cho rằng, cần hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nhằm giúp chống thất thu thuế.
Với lợi thế của thương mại điện tử là người bán và người mua không gặp nhau, một người có thể có nhiều gian hàng trên mạng xã hội, nhiều giao dịch vẫn thanh toán bằng tiền mặt… điều này gây khó cho việc quản lý thuế. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nhằm giúp chống thất thu thuế.
Cần hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 85 sửa đổi bổ sung Nghị định 52 về thương mại điện tử, hướng tới mục tiêu là thúc đẩy hóa các giao dịch thương mại điện tử đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên môi trường điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử, hình thành tập quán tiêu dùng thương mại hiện đại tại Việt Nam.
Theo đó, tất cả các quy trình đăng ký, thông báo thương mại điện tử được thực hiện trực tuyến và trên Cổng Thông tin quản lý thương mại điện tử này các cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có thể truy cập dữ liệu để có được thông tin về các chủ thể đã được cung cấp dịch vụ hành chính tại Cổng dữ liệu này là dữ liệu mở.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền cho rằng: “Thời gian, qua ứng dụng công nghệ số, cũng như việc ứng dụng chuyển đổi số trí tuệ nhân tạo, ngành thuế đã đưa vào trong công tác quản lý thuế của mình. Tuy nhiên, công nghệ thay đổi liên tục cho nên là trong công tác phối hợp, cũng hy vọng là cơ quan quản lý thuế tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Từ đó để đảm bảo phục vụ hiệu quả trong công tác quản lý thuế, cũng như đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp”.
Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
Đồng tình với quan điểm này, theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin điện tử, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, để đẩy mạnh các ứng dụng trên nền tảng số, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng luôn sẵn sàng phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành khác hỗ trợ về các nội dung chuyển đổi số phục vụ cho công tác chuyên ngành.
“Cổng E-tax (Thuế điện tử) bắt đầu hoạt động từ 21/3, chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi thông tin với bên các đơn vị của Tổng cục Thuế để nắm bắt xem hiện nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đã nộp thuế như thế nào? Việc này cũng sẽ phải cần có thời gian, từ giờ đến cuối năm, để đối soát được công tác thu thuế có được đầy đủ hay không; cũng như việc các doanh nghiệp kê khai có đúng có đủ chính xác hay không… để các đơn vị cùng rà soát, trao đổi dữ liệu. Khi mà các dữ liệu đã có đầy đủ, các đơn vị hoàn toàn có thể có được những thông tin để đối chiếu, hỗ trợ nhau trong việc thu thuế” - bà Nguyễn Thị Thanh Huyền nói./.
Tác giả: Thúy Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy