Công ty Cổ phần Tập đoàn Golden Gate vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2023 dự kiến diễn ra vào ngày 30/6.
Năm 2023, Golden Gate lên kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 6.886 tỷ đồng và 167 tỷ đồng, lần lượt giảm 1,1% và giảm 74,6% so với thực hiện năm 2022.
Trước đó, trong năm 2022, Golden Gate ghi nhận doanh thu 6.965 tỷ đồng, tăng trưởng hơn gấp đôi so với năm 2021 và lãi sau thuế ghi nhận 658 tỷ đồng so, lội ngược dòng so với khoản lỗ 430 tỷ đồng năm trước.
Theo Golden Gate, trong năm 2023, công ty sẽ vẫn tiếp tục tập trung vào việc phát triển và mở rộng mạng lưới nhà hàng trên toàn quốc, khai thác thế mạnh của các thương hiệu mũi nhọn, phát triển các nhãn hàng mới, phát triển các mảng kinh doanh mới như lĩnh vực đồ ăn giao hàng, xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp và áp dụng công nghệ nhằm tối ưu vận hành.
Về kế hoạch chia cổ tức, Golden Gate dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2022, với giá trị bằng 257% mệnh giá, tương ứng 25.700 đồng/cổ phiếu. Trong đó, công ty đã tạm ứng trước 6.500 đồng/cổ phiếu. Số cổ tức còn lại phải chi trả là 19.200 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, công ty dự kiến mua lại cổ phiếu ESOP của nhân viên nghỉ việc từ ngày 3/6/2022 đến ngày 26/5/2023, khối lượng 1.190 cổ phiếu, giá mua lại là 0 đồng.
Sau khi mua lại, công ty sẽ huỷ cổ phiếu trên, giảm vốn điều lệ từ 76,93 tỷ đồng về còn 76,92 tỷ đồng, tương ứng 7.691.500 cổ phiếu lưu hành.
Mặt khác, công ty dự kiến phát hành thêm 76.341 cổ phiếu ESOP trong năm 2023, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Trong đó, sau 1 năm phát hành, sẽ có 25% tổng số cổ phiếu ESOP được tự do chuyển nhượng; hết 2 năm phát hành, sẽ có tổng luỹ kế 50% tổng số cổ phiếu ESOP được tự do chuyển nhượng; hết 3 năm phát hành, sẽ có tổng luỹ kế 75% tổng số cổ phiếu ESOP được tự do chuyển nhượng; và hết năm 4, toàn bộ 100% cổ phiếu ESOP sẽ tự do chuyển nhượng.
Ngoài ra, HĐQT Golden Gate cũng trình cổ đông miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với ông Thomas Lanyi và ông Rodrigues Carl Peter do hết nhiệm kỳ.
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông, Golden Gate cũng vừa công bố thông tin về việc đổi tên từ Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Golden Gate kể từ ngày 2/6.
Golden Gate được thành lập 2005, hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. Người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc là ông Đào Thế Vinh. Hệ thống của Golden Gate có hơn 400 nhà hàng, trong đó có 2 ngành hàng chủ lực là lẩu (181 nhà hàng) và nướng (186 nhà hàng) cùng 22 thương hiệu tại 45 tỉnh, thành. Một số thương hiệu nổi tiếng thuộc hệ sinh thái của Golden Gate có thể kể tới như chuỗi nhà hàng lẩu Manwah, Kichi-Kichi, Hutong; chuỗi nướng Sumo, GoGi House; nhà hàng Nhật Isushi, Daruma,... |
Tác giả: Lê Thanh Hồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy