Phối cảnh dự án Rose Valley (Ảnh minh họa: Internet)
CTCP Vĩnh Sơn (Vĩnh Sơn) vừa công bố BCTC nửa đầu năm 2020 (chưa kiểm toán).
Theo đó, doanh thu bán niên 2020 của công ty đạt hơn 96 triệu đồng, giảm 55,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Phải nhờ đến việc tiết giảm các chi phí (cụ thể là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí thuế TNDN), mức lỗ của Vĩnh Sơn mới dừng lại ở mức 32 triệu đồng, giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm là 33,6 triệu.
Tính đến cuối kỳ BCTC bán niên 2020, công ty ghi nhận lỗ chưa phân phối 115,4 triệu đồng.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của Vĩnh Sơn tính đến hết ngày 30/6/2020 là hơn 1.204 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,09% so với số đầu kỳ. Trong đó, chiếm chủ yếu là xây dựng cơ bản dở dang dự án Khu biệt thự và Nhà nghỉ Nam Sơn (nay là Khu đô thị Thung lũng Hoa Hồng, xã Tiền Phong, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh và xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) hơn 1.128 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,7%.
Điều này có phần dễ hiểu khi Vĩnh Sơn đang trong quá trình triển khai xây dựng dự án. Được biết, dự án có quy mô 75,71ha và được chia làm 2 giai đoạn, gồm: Đầu tư trên diện tích đất 64,66ha tại khu đồng Chóp Vạn, thôn Do Thượng, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 2637/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Giai đoạn 2 là mở rộng phạm vi thực hiện dự án với tổng diện tích 75,51ha (tăng 10,85ha) tại xã Tiền Phong, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh và xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Ngoài ra, tại thời điểm 30/6/2020, Vĩnh Sơn cũng ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn hơn 51 tỷ đồng với CTCP Bất động sản Dragon Village (Dragon Village) – cũng là cổ đông lớn tại Vĩnh Sơn. Đây là khoản phải thu theo thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ thanh toán ngày 15/12/2018 giữa Vĩnh Sơn, ông Nguyễn Minh Đức và Dragon Village.
Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của công ty tại ngày 30/6/2020 là 54,1 tỷ đồng, giảm nhẹ so với số đầu kỳ là 54,3 tỷ. Chiếm chủ yếu số này là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (hơn 20,9 tỷ) và vay dài hạn cá nhân (29,78 tỷ). Đây là khoản vay từ những năm trước theo hợp đồng vay tài sản. Theo đó, các khoản vay có thời hạn 24 tháng, cùng với lãi suất chỉ 2%/năm với mục đích nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tính đến cuối kỳ BCTC bán niên 2020, vốn điều lệ của Vĩnh Sơn là 1.150 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân Đội (Viettel) nắm 39,90%; Dragon Village nắm 60%; ông Nguyễn Khánh Trung nắm 0,10%.
Vào ngày 14/9/2020 tới, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) dự kiến sẽ đem đấu giá cả lô toàn bộ hơn 4,58 triệu cổ phần của Vĩnh Sơn mà tập đoàn này nắm giữ, tương đương 39,9% vốn doanh nghiệp. Mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng.
Giá khởi điểm cả lô là hơn 922,48 tỷ đồng, tương đương với mức giá hơn 201.042 đồng cho 1 cổ phần. Các nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ đăng ký năng lực từ ngày 18/8 – 28/8/2020.
Trước đó, đợt đấu giá cổ phần Vĩnh Sơn của Viettel dự kiến tổ chức ngày 23/7/2020 đã không thể tổ chức, do đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15 giờ 30 ngày 20/7/2020), không có nhà đầu tư đăng ký tham dự đấu giá.
Trong đợt đấu giá này, có 3 cá nhân nhà đầu tư tham gia là: Nguyễn Minh, Đỗ Thị Trà My và Vũ Ngọc Hương.
Tác giả: Hữu Bật
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy