Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán CTD) dự kiến thực hiện giao dịch này bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 24/9 đến 23/10. Nếu thành công, ông Bolat Duisenov sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Coteccons từ 1,38% (gần 1,43 triệu cổ phiếu) lên 1,57% (gần 1,63 triệu cổ phiếu).
Tính theo giá đóng cửa phiên 20/9 là 61.700 đồng/cổ phiếu, ước tính, ông Bolat Duisenov cần hơn 12,3 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.
Kế hoạch tăng sở hữu của người đứng đầu Coteccons được thông báo chỉ một ngày sau khi công ty tổ chức hội nghị nhà đầu tư để thông báo về tình hình kinh doanh niên độ 2023-2024 và triển vọng sắp tới.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu CTD đang có phiên tăng thứ tư liên tiếp. Cổ phiếu này đóng cửa ngày cuối tuần tại 61.700 đồng, tăng 0,3% so với tham chiếu. Dù vậy, mức này vẫn thấp hơn khoảng 12% so với đầu năm nay. Với hơn 103 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HoSE, vốn hoá của Coteccons đạt hơn 6.165 tỷ đồng.
Luỹ kế trong niên độ tài chính 2023-2024, Coteccons ghi nhận doanh thu đạt 21.045 tỷ đồng, tăng 30,8% so với năm trước. Công ty đã hoàn thành 118% so với kế hoạch kinh doanh cũ (17.793 tỷ đồng) và 105% so với kế hoạch kinh doanh mới điều chỉnh (20.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế hơn 299 tỷ đồng, tăng 343% so với cùng kỳ, hoàn thành lần lượt 109% và 104% so với kế hoạch kinh doanh cũ (274 tỷ đồng) và kế hoạch kinh doanh mới (288 tỷ đồng).
Ông Võ Hoàng Lâm, Tổng giám đốc Coteccons cho rằng, trong năm 2024, thị trường bất động sản chưa hồi phục, nhưng mà năm 2024 kết quả kinh doanh tốt nhờ đa dạng trong nguồn thu, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng công nghiệp”.
Chia sẻ với nhà đầu tư, ông Bolat cho biết thêm, hiện tại, Coteccons đã có hoạt động xây dựng ở một số nước. Tuy nhiên, các dự án nước ngoài vẫn còn khiêm tốn trong cơ cấu doanh thu, nhưng có tín hiệu tích cực, Coteccons có thể mất từ 2 đến 3 năm, nhưng Coteccons đang đi đúng hướng.
“Các dự án xây dựng mà Coteccons tham gia đã bắt đầu mang ngoại tệ về cho Coteccons. Trong đó, Coteccons đang đi chậm mà chắc vì hướng tới phát triển bền vững, đây là thời gian công ty xây dựng nền tảng vững chắc khi tham gia vào thị trường nước ngoài. Vì vậy, Coteccons không muốn nóng vội trong giai đoạn mở đầu”, ông Bolat Duisenov nói.
Theo lãnh đạo Coteccons, tính đến năm 2025, backlog của công ty khoảng hơn 22.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2024, cơ cấu doanh thu từ mảng xây dựng công nghiệp đóng góp tới 50% tổng doanh thu, lĩnh vực xây dựng dân dụng đóng góp 40% tổng doanh thu, mảng xây dựng dự án nghỉ dưỡng chiếm khoảng hơn 5% tổng doanh thu và còn lại là các lĩnh vực khác.
Tác giả: Minh Khôi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy