Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chấm dứt sở hữu chéo
Thảo luận tại tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi vào chiều 5/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, thực tế đặt ra yêu cầu về tái cơ cấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém cũng như tình trạng sở hữu chéo trong các ngân hàng.
“Nghị quyết của Trung ương lần này nói là chấm dứt sở hữu chéo giữa các ngân hàng, mạnh như thế chứ không phải nói hạn chế nữa đâu”, ông Huệ nói.
Dự thảo luật đã đưa ra quy định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn từ 5% xuống 3%, giảm cổ đông lớn chi phối trong hoạt động ngân hàng; các nhóm cổ đông lớn đã ngầm liên kết chi phối hoạt động ngân hàng, thao túng hoạt động ngân hàng.
Về quy định này, ông Huệ cho rằng, quan trọng không phải là 5% hay 3%. Trong một số luật của các nước, anh sở hữu trong các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng là phải có nghĩa vụ công khai, báo cáo công khai hết để người ta biết được nhóm người có liên quan và ai là người thực sự chi phối ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Bình luận về quy định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn từ 5% xuống 3%, Đại biểu Nguyễn Hải Nam (Thừa Thiên Huế) nói đại hội cổ đông của các ngân hàng thương mại, một người sở hữu tỷ lệ nhỏ phần trăm tỷ lệ vốn ngân hàng, nhưng có thể tiếp nhận một loạt ủy quyền của các cổ đông khác. Tức là, sở hữu 1-2% cổ phần ngân hàng, nhưng có thể tiếp nhận 9-10% tỷ lệ cổ phần ủy quyền các cổ đông khác. Vì thế, cần có quy định khắc phục tình trạng này triệt để hơn.
Đại biểu Nam cũng nêu thực tế có hiện tượng lách luật tỷ lệ sở hữu, hạn mức tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp hay lĩnh vực nào đó thông qua “vốn bật tường”, từ ngân hàng A sang ngân hàng B hoặc công ty tài chính A sang công ty tài chính B. Thực trạng trên hệ thống ngân hàng hiện nay, sau ngân hàng A là thấy bóng dáng ngân hàng A’ hoặc doanh nghiệp B - phần lớn là doanh nghiệp bất động sản… Việc này tiềm ẩn sự thao túng, sở hữu chéo.
“Quy định của luật đã đủ để khắc phục tình trạng này để khắc phục tình trạng sở hữu chéo hay chưa?”, ông Nam nêu vấn đề.
Tài chính các tổ chức tín dụng: Dự thảo chỉ có mấy dòng
Tại buổi thảo luận, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị quy định rõ, cụ thể hơn vấn đề tài chính của tổ chức tín dụng. Vấn đề tài chính của tổ chức tín dụng, cần quy định cụ thể các vấn đề về doanh thu, chi phí, trích lập dự phòng… để làm sao giải thích được câu hỏi vì sao lạm phát thấp mà lãi suất huy động lại cao như thế để xã hội khỏi thắc mắc. Trong dự thảo chỉ quy định mấy dòng thì không được.
"Lạm phát năm ngoái có 3,15% mà lãi suất huy động đến 9% thì vô lý quá. Thế bây giờ muốn giải đáp những câu hỏi đấy thì phải quy định ngay trong luật này", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Về xử lý nợ xấu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu là tình huống đặc biệt, còn bây giờ tình huống bình thường phải khác. Ví dụ trước tình huống đặc biệt xử lý tài sản ưu tiên trả nợ trước, thuế sau, còn bây giờ bình thường thì thứ tự ưu tiên lại khác.
Ngoài ra là quyền định đoạt tài sản, có tranh chấp phải ra tòa, lúc đó giao cho ngân hàng quyền định đoạt, phát mại tài sản, nhưng bây giờ lập lại trạng thái bình thường, nội dung nào luật hóa được ta luật hóa. Theo đó, hết năm nay Nghị quyết 42 hết hiệu lực, luật này xử lý được thì nối tiếp Nghị quyết 42.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy