Nhiều ý kiến không ủng hộ và cho rằng nên giảm bớt thủ tục.
Thừa và không cần thiết
Trao đổi về vấn đề này, PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT bày tỏ: “Theo tôi, không nên bày thêm ra chứng chỉ hành nghề, sẽ làm phức tạp thêm. Thực chất, chứng chỉ hành nghề là cái để đánh giá xem trong quá trình đào tạo, thực tập sư phạm, đã đủ điều kiện giảng dạy hay chưa, mà bằng tốt nghiệp cũng đã làm nhiệm vụ đó rồi, đó đã là một chứng chỉ hành nghề rồi. Vì lý do gì lại phải bày thêm ra? Nên đơn giản, bớt các giấy tờ trung gian cho nhẹ nhàng, tránh đặt quá nhiều áp lực lên vai các nhà giáo, bày ra thêm phức tạp, tốn thời gian, lãng phí.
Thực tế, bày ra chứng chỉ hành nghề, lại phải qua một quá trình học tập, kiểm soát nào đó, chưa chắc đã đảm bảo và trong khi, sinh viên đã trải qua 4 năm học tại trường sư phạm, vẫn không bằng quá trình kiểm soát kia hay sao?”.
Ông cũng cho rằng: “Muốn khắc phục, ngăn chặn những sai phạm, chỉ cần siết chặt trong Luật Giáo dục. Trong khi xảy ra sai phạm, tiêu cực gì, căn cứ vào luật để xử lý, thấy cần thiết thì siết luật, căn cứ theo luật mà làm, không cần phải vẽ thêm ra. Chưa chắc gì bây giờ thêm một cái giấy để cấp trung gian nữa, tức là sẽ phải cấp thêm hàng triệu cái giấy, không khéo lại sinh ra tiêu cực, phức tạp thêm”.
Đồng quan điểm đó, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh cũng cho rằng: “Nhà giáo đã có bằng đại học sư phạm, cần gì có thêm chứng chỉ hành nghề? Có chăng, chỉ là chứng chỉ hành nghề của một trường, trong trường hợp, đó không phải trường quốc lập”.
“Tương tự, khi một bác sĩ mở cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân thì cần có chứng chỉ được phép mở phòng mạch riêng. Trong trường hợp, nhà giáo tự mình thành lập một trường học tư nhân, ví dụ, tôi muốn thành lập trường Tiểu học và THCS Nguyễn Siêu, phải có đề án rõ ràng được quyết định mở trường… Còn đối với các nhà giáo làm việc cho các trường công lập, ngoài công lập thì không cần thêm chứng chỉ”, ông phân tích.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh không ủng hộ cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh khẳng định, việc cấp thêm một chứng chỉ hành nghề là không cần thiết: “Theo đó, nhà giáo mà vi phạm kỷ luật, theo quy định đã có các hình thức kỷ luật, xưa nay vẫn được áp dụng. Ví dụ, lỗi đánh học sinh, căn cứ theo luật mà xử lý, sao phải vẽ ra lắm thứ không cần thiết”.
Gộp vào chương trình đào tạo sư phạm
PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ gợi ý: “Tất cả những tiêu chí mà nhà nước muốn đánh giá, muốn bổ sung thêm thì đưa hết vào mô hình đào tạo ở trường sư phạm, đến khi kết thúc chương trình, chỉ cần cấp một tấm bằng tốt nghiệp, có nghĩa là, đã đạt đủ hết yêu cầu của quá trình đánh giá, thực tập.
Nếu muốn thử thách thêm, sau khi sinh viên sư phạm hoàn thành các năm học ở trường sư phạm, chưa cần cấp bằng ngay, yêu cầu thêm một năm thực tế hành nghề ở một trường nào đó, đạt thì mới cấp bằng.
Nhưng phải thiết kế quá trình đào tạo chỉn chu, đánh giá chất lượng trong nhà trường phải có trách nhiệm, chỉ đạo tổ chức thi, kiểm tra có chất lượng để có đầu ra tốt, làm sao cho, kết thúc chương trình sư phạm, sinh viên đã có đầy đủ tất cả kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, làm sao cho, tấm bằng tốt nghiệp sư phạm là cái yêu cầu cuối cùng để hành nghề”.
PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ gợi ý nên gộp các tiêu chí cấp chứng chỉ hành nghề vào chương trình đào tạo sư phạm.
GS. Lâm Quang Thiệp: “Theo tôi, việc cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên chỉ có thể thực hiện được nếu ở Việt Nam có một hiệp hội về giáo viên, hoạt động thật nghiêm túc, có hệ thống thật chặt chẽ để đảm bảo cấp chứng chỉ hành nghề chính xác.
Nếu không có những tổ chức như thế thì chưa có đại diện để thực hiện, đây không phải là việc dễ dàng, cần một hiệp hội có năng lực, trình độ, chuyên môn, chặt chẽ như các hiệp hội nghề nghiệp ở nước ngoài”.
Anh Lê Minh Tú (TP HCM) cho rằng: “Việc cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên chính là “đẻ” ra giấy phép con. Muốn giáo viên dạy tốt, nên cởi bỏ áp lực cho họ thay vì cứ tìm cách siết thêm”.
Anh Trần Đức (Hà Nội) bày tỏ: “Đừng nghĩ cấp chứng chỉ hành nghề là giải quyết được mọi vấn nạn của giáo dục. Nhìn lại lịch sử, bất cứ một quy định nào về bằng cấp, chứng chỉ cũng sinh ra những biện pháp đối phó. Hãy làm kỹ Luật Giáo dục, rồi cứ thế mà áp dụng theo luật, ai phạm luật thì bị sa thải”.
NĐT
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy