Hiệu ứng tháng Giêng là thuật ngữ nói về sự tăng trưởng của cổ phiếu trong tháng đầu năm. Đây là chu kỳ ngắn phổ biến trong đầu tư chứng khoán chỉ hiện tượng giá cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ, thường có xu hướng tăng vào đầu năm.
Thống kế giai đoạn 2010-2022 cho thấy VN-Index đã tăng điểm trong 8/13 năm và giá trị mức tăng cao hơn nhiều so với mức giảm. Con số tăng tốt nhất ghi nhận gần 16% vào tháng 1/2013 và mức giảm lớn nhất giai đoạn này là -5,8% vào tháng đầu năm 2016.
Đáng chú ý trong 3 năm gần nhất, chỉ số chứng khoán lớn nhất của Việt Nam lại diễn biến xấu khi liên tục mất điểm (chỉ số thường có chuỗi tăng/giảm liên tiếp). Gần nhất VN-Index giảm 1,29% trong tháng 1 năm ngoái.
Bộ chỉ số vốn hóa lớn VN30 cũng diễn biến khá tương đồng, với xu hướng tăng là chủ đạo. Nhóm đại diện cho 30 cổ phiếu tốt nhất cũng tăng mạnh vào năm 2013 và giảm mạnh nhất vào tháng Giêng năm 2016.
Đối với năm 2023, thị trường nhìn chung vẫn còn nhiều thách thức sau đà giảm gần 33% của năm ngoái, do vậy nhịp tăng của VN-Index trong tháng 1/2023 vẫn là một dấu hỏi lớn.
Kinh tế trưởng SSI Phạm Lưu Hưng lý giải các quỹ đầu tư nước ngoài thường giải ngân trở lại trong tháng đầu năm. Hiệu ứng này được quan sát rất rõ vào giai đoạn 2014 về trước với mức tăng trưởng hai con số.
"Nhưng các năm gần đây lại không xảy ra và tôi nghĩ cũng khó xảy ra trong năm 2023. Khối ngoại đã mua ròng liên tục từ tháng 11/2022, do đó khó kỳ vọng một đợt giải ngân mạnh trong tháng 1 này", ông nói.
Thêm nữa, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài hiện nay trên tổng giá trị giao dịch cũng đã thấp hơn giai đoạn trước kia, khoảng dưới 10% cả chiều mua và bán.
Ông Vũ Đức Nam, Giám đốc đầu tư của Art Investor, nói rằng hiệu ứng tháng Giêng còn cần phải xem xét về bối cảnh thị trường của mỗi năm, điều quan trọng là có câu chuyện nào để thị trường kỳ vọng tăng điểm.
"Đầu tháng mọi người còn hồ hởi và chỉ số tích cực, nhưng nên thận trọng vào cuối tháng khi mùa báo cáo quý IV/2022 dự kiến không lạc quan và vốn ngoại chậm lại" Ông Vũ Đức Nam, Giám đốc đầu tư của Art Investor. |
Đối với năm 2023, nhà đầu tư sẽ trông chờ vào thời điểm cuối tháng 1 khi bắt đầu có báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2022, cũng như xem xét dòng tiền có còn đến từ khối ngoại hay không.
Hiện nhà đầu tư nước ngoài đang có chuỗi mua ròng khớp lệnh hơn 30 phiên liên tiếp với giá trị khoảng 1 tỷ USD. Về mặt quán tính, nhà đầu tư vẫn kỳ vọng tiền ngoại là vốn mồi hỗ trợ cho xu hướng thị trường.
"Đâu đó sẽ có sự phân hóa giữa đầu tháng và nửa sau của tháng. Đầu tháng mọi người còn hồ hởi và chỉ số tích cực, nhưng nên thận trọng vào cuối tháng khi mùa báo cáo quý IV/2022 dự kiến không lạc quan và vốn ngoại chậm lại", ông Nam khuyến nghị.
Thực tế đang cho thấy VN-Index đang có chuỗi 3 phiên đầu năm đi lên liên tiếp với tổng mức tăng gần 49 điểm (+4,84%) đạt hơn 1.055 điểm. Cùng với đó là dòng tiền ngoại vẫn còn quán tính mua ròng trong 3 phiên đầu tháng.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy