Mặc dù dòng tiền có phần tích cực hơn nhưng không chống đỡ được áp lực xả hàng ồ ạt, các chỉ số đồng loạt đóng cửa tại vùng giá thấp nhất phiên.
VN-Index thiệt hại nặng nề, mất 48,53 điểm tương ứng mức giảm 3,92% còn 1.188,07 điểm, thậm chí xuyên thủng cả ngưỡng 1.190 điểm. VN30-Index giảm 48,9 điểm tương ứng 3,82%; HNX-Index giảm 8,85 điểm tương ứng 3,82% và UPCoM-Index giảm 2,99 điểm tương ứng 3,18%.
Khối lượng giao dịch được đẩy lên vượt 1 tỷ cổ phiếu trên sàn HoSE tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.782,13 tỷ đồng. HNX có 82,64 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.511,28 tỷ đồng và con số này trên thị trường UPCoM là 57,45 triệu cổ phiếu tương ứng 821,21 tỷ đồng.
Đồ thị VN-Index trong 1 tháng qua (Nguồn: Tradingview).
Mặc dù vậy vẫn có rất ít cổ phiếu có thể kháng cự xu hướng và ngược dòng tăng giá. Thống kê cuối phiên cho thấy, chỉ có 24 mã tăng trên HoSE trong khi phía giảm lên tới 448 mã với 93 mã giảm sàn. HNX có 171 mã giảm so với 33 mã tăng, trong đó có 19 mã giảm sàn; UPCoM có 225 mã giảm, 84 mã tăng vào có 18 mã giảm sàn. Tổng số lượng mã giảm sàn trên toàn thị trường lên tới 130 mã và có 844 mã giảm giá.
Không một mã cổ phiếu nào thuộc VN30 trụ lại được mốc tham chiếu. Sắc đỏ bao trùm toàn bộ rổ chỉ số này, trong đó, phần lớn cổ phiếu thiệt hại nặng. GVR giảm sàn và trắng bên mua; HDB và SSB thoát sàn nhưng mức giảm vẫn lớn, lần lượt ghi nhận mất 6,1% và 3,1%.
Các mã khác cũng giảm mạnh như VRE giảm 6,4%; SAB giảm 5,6%; TPB giảm 5,4%; SSI giảm 5,3%; SHB giảm 5,1%; HPG giảm 4,8%; VJC giảm 4,7%; PLX giảm 4,2%... Cổ phiếu đầu ngành giảm mạnh theo đó các mã nhỏ cũng bị xả hàng không thương tiếc.
Cổ phiếu bất động sản giảm sàn la liệt (Ảnh chụp màn hình).
Sắc xanh da trời trải dài trên bảng điện tử. Nhóm cổ phiếu bất động sản giảm sàn la liệt, có thể kể đến DXS, CCL, HTN, ITA, KHG, QCG, SCR, ITC, NBB, NTL, LDG - các mã này không hề có dư mua cuối phiên. Một số mã khác vẫn còn dư mua tại mức giá sàn như HPX, DXG, HDG, SIP, SZC, HAR.
TCH, PTL, TDH, IJC, TDC, LGL, DIG… thoát tình trạng giảm sàn nhưng thiệt hại vẫn nặng. TCH giảm 6,6%; PTL giảm 6,5%; TDH giảm 6,4%; IJC giảm 6%; TDC giảm 5,9%; LGL giảm 5,8% và DIG giảm 5,6%; PDR giảm 5,6%. Các mã khác như HDC giảm 6,5%; VRE giảm 6,4%; CRE giảm 5,2%.
Cổ phiếu xây dựng và vật liệu đồng pha với loạt mã giảm sàn như EVG, HHV, HVH, LCG, VGC, CTD, HBC, FCN, NHA, TCD, CII, VCG… Có thể nói "thượng vàng hạ cám" đều bị bán tháo, bất kể kết quả kinh doanh tốt hay xấu.
Loạt cổ phiếu ngành thép vốn đã giảm sâu thời gian qua nay vẫn tiếp tục bị cắt lỗ. TLH, VCA, VPG, NKG, SMC giảm sàn. HSG giảm 6,8%, cũng đã áp sát mức sàn. Nhiều cổ phiếu ngành thực phẩm và đồ uống vẫn giảm giá sâu, với tình trạng giảm sàn tại CMX, AGM, ANV, ASM, HNG, IDI, ABS, LSS…
May mắn là một số mã ngân hàng đã thoát sàn và giảm được thiệt hại vào cuối phiên như SSB, NAB, LPB, HDB nhưng mức giảm vẫn sâu. Nhóm này được mua mạnh, thanh khoản cao và không mã nào trên HoSE đóng cửa ở mức sàn. Thậm chí EIB tăng nhẹ 0,3%.
Tác giả: Mai Chi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy