Tin liên quan
VN-Index không thể trụ lại được trong chiều nay do có nhiều blue-chips sụt giảm. ảnh Tvsi
Hiện tượng hụt hơi có thể thấy rõ ràng qua tốc độ giao dịch chậm chạp đáng kể. Thực ra sáng nay ấn tượng nhất cũng chỉ là giao dịch của VNM. Cổ phiếu này sang phiên chiều nằm bẹp ở mức 131.000 đồng và đóng cửa còn lùi xuống 130.000 đồng, thanh khoản thì không được bao nhiêu.
Thiếu vắng các mã đột biến giao dịch, thanh khoản thị trường phiên chiều không thể cao hơn được. Giá trị khớp lệnh chiều nay chỉ đạt 733,4 tỷ đồng, giảm hơn 5% so với chiều hôm qua và chỉ bằng 56% phiên sáng.
Thêm vào đó, rổ VN30 có tới 18 cổ phiếu giảm giá so với buổi sáng, chỉ 3 mã tăng cao hơn là NT2, REE và SBT. GAS cũng từ 39.700 đồng tụt xuống 39.400 đồng. Số giảm so với phiên sáng ở rổ VN30 có cả VIC, VCB, PVD, KDC, KBC, HSG, FPT, DPM, BVH. Đó là những mã vốn hóa không nhỏ, nếu tính dồn lại thì gấp nhiều lần VNM.
Bản thân VNM cũng không tăng được thêm giá nào chiều nay và thanh khoản cũng không có đóng góp đáng kể nữa. VNM như vậy không có tác động lên điểm số như phiên sáng. Phía ngược lại có nhiều mã blue-chips giảm giá hơn và hiệu ứng tất yếu là các chỉ số phải thụt lùi.
VN-Index đóng cửa giảm 0,18% so với tham chiếu, tức là đã đánh mất 0,35% so với thời điểm cuối phiên sáng. Số cổ phiếu giảm giá tăng lên 103 mã. VN30 đóng cửa cũng giảm 0,22%, tức đánh mất 0,5% so với phiên sáng. Điều này là hợp lý vì có rất nhiều blue-chips trong rổ này giảm giá so với phiên sáng.
Cả hai chỉ số nói trên đều đóng cửa dưới tham chiếu và ở mức điểm số thấp nhất trong ngày, ghi nhận một phiên chiều hụt hơi đáng kể.
Từ sàn HSX sang sàn HNX, thị trường đều chứng kiến sự thất bại của hai nhóm cổ phiếu lớn nhất thị trường là dầu khí và ngân hàng. GAS giảm 1,5%, PVD giảm 2,19%, PVT giảm 2,04%, PVS giảm 2,67%, PVC giảm 4,41%, PVB giảm 3,6%, PGS giảm 1,11%...
Ngân hàng có VCB giảm 1,24%, BID giảm 1,84%, STB giảm 2,75%, MBB giảm 0,67%, EIB giảm 0,98%, ACB giảm 1,03%, SHB giảm ,43%.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng gây ấn tượng khá mạnh với việc tăng quy mô bán trực tiếp qua khớp lệnh lên tới 265,2 tỷ đồng, tăng gần 12% so với ngày hôm qua và ở mức cao nhất 13 phiên.
Phía ngược lại, khối này lại giảm mua đi 28% so với ngày hôm qua, chỉ còn 120 tỷ đồng, khiến mức bán ròng vọt lên 145,2 tỷ đồng, cao nhất 19 phiên chưa kể thỏa thuận.
Điều may mắn có chăng là nhà đầu tư nước ngoài đã không bán ra VNM khi giá tăng và VIC được mua ròng nhẹ. Tuy nhiên khối này “nã đại bác” ở HHS (-26,2 tỷ ròng), SSI (-16,3 tỷ), DRC (-13,2 tỷ), STB (-11,3 tỷ), VCB (-11,1 tỷ). Ngoài ra BID, FLC, HAG, BVH, VSH, DPM cũng bị bán ròng khá lớn.
Ở HNX, khối ngoại cũng xả lớn với SHB, PVX, PVS, HUT, VND, VCG. Sàn này bị bán ròng tổng hợp gần 18,8 tỷ đồng, HSX bị bán ròng 1267,4 tỷ đồng. Riêng rổ VN30 bị bán ròng 106,8 tỷ đồng.
Nên đọc
Theo Vneconomy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy