Tin liên quan
Sự khởi sắc trở lại của các bluechips, đặc biệt là VNM, đã giúp VN-Index giữ được đà tăng trong phiên sáng nay. Diễn biến tích cực này tiếp tục không những được duy trì trong phiên giao dịch chiều, mà từ đó còn lan tỏa ra nhiều nhóm cổ phiếu khác, giúp VN-Index tiếp tục bay, với phiên tăng trên 5 điểm thứ 3 liên tiếp kể từ sau đợt tái cơ cấu danh mục tháng 9 của các quỹ ETF. Điểm tích cực không chỉ đến từ điểm số, mà thanh quản cũng được cải thiện mạnh mẽ, phản ánh tâm lý hưng phấn cao độ của nhà đầu tư.
Đó là trên sàn HOSE, còn tại sàn HNX, diễn biến lại xấu đi. Dường như mọi sự chú ý của nhà đầu tư được dồn cho HOSE, nên dòng tiền chảy vào HNX hết sức nhỏ giọt, thanh khoản thậm chí còn sút giảm mạnh so với phiên sáng. Sức cầu quá yếu cũng khiến sắc xanh trên sàn này suy giảm đáng kể, cho dù một số mã trụ vẫn duy trì được phong độ.
Đóng cửa phiên giao dịch 21/9, với 132 mã tăng và 118 mã giảm, VN-Index tăng 5,11 điểm (+0,77%) lên 668,48 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 156,25 triệu đơn vị, giá trị gần 3.228 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với 23,92 triệu đơn vị, giá trị hơn 843 tỷ đồng. Đáng chú ý là các thỏa thuận: 5,6 triệu cổ phiếu MSN, giá trị 420 tỷ đồng; 2,538 triệu cổ phiếu FPT, giá trị hơn 108 tỷ đồng; 1,5 triệu cổ phiếu HPG, giá trị 67,05 tỷ đồng; 1 triệu cổ phiếu VCB, giá trị 35,9 tỷ đồng; 4,15 triệu cổ phiếu BCG, giá trị 24,47 tỷ đồng; 1,32 triệu cổ phiếu CII, giá trị hơn 38 tỷ đồng…
Còn với 110 mã tăng và 76 mã giảm, HNX-Index tăng 0,34 điểm (+0,41%) lên 83,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 36,53 triệu đơn vị, giá trị 476,26 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,2 triệu đơn vị, giá trị 60,63 tỷ đồng. Đáng chú ý có thỏa thuận của 1,262 triệu cổ phiếu KVC, giá trị 15,65 tỷ đồng.
Trên HOSE, nhóm cổ phiếu bleuchips tiếp tục thể hiện sự đồng thuận cao. Các mã lớn như VNM, VIC, MSN, BVH, GAS, MWG đều tăng điểm mạnh, từ 1.100-1.800 đồng. Ngay cả VCB cũng đã được kéo về tham chiếu và BID tăng nhẹ để hỗ trợ cho chỉ số. Các mã cơ bản khác như SSI, PVD, PVT, KBC, HPG, HSG… cũng đều tăng điểm khá tốt. Nếu có thêm sự giúp sức của nhóm ngân hàng, chắc chắn VN-Index sẽ còn bay cao hơn nữa. Phiên này, nhóm ngân hàng khá yếu và là lực cản chính của chỉ số.
Không chỉ điểm số, thanh khoản của nhóm bluechips cũng hết sức tích cực, có sự cải thiện mạnh mẽ so với phiên sáng. VNM, VCB, PVD, HSG khớp hơn 1 triệu đơn vị, còn SSI, PVT, HPG khớp trên 2 triệu đơn vị. Dường như nhà đầu tư bắt đầu gom cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt để đón đầu sóng kết quả kinh doanh quý III.
Ngược lại, trong các bluechips giảm điểm, ngoại trừ SBT giảm điểm mạnh, còn lại đều chỉ giảm nhẹ. SBT giảm 5,8% xuống 30.700 đồng/CP và khớp 3,07 triệu đơn vị.
Sự tích cực của nhóm bluechips phần nào lan tỏa sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhất là nhóm cổ phiếu đầu cơ. FLC tiếp tục khiến thị trường phải để ý khi cổ phiếu này vẫn được giao dịch mạnh trong phiên chiều và chính thức có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp, đóng cửa khớp lệnh 24,67 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần 5.110 đồng/CP là 2,19 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, tâm điểm thị trường trong phiên chiều này lại là SHP. Trong phiên giao dịch sáng, lực cầu lớn khiến mã này tăng trần lên 19.750 đồng ngay từ sớm và có lượng dư mua trần lên tới 13,3 triệu đơn vị. Và trong phiên giao dịch chiều, toàn bộ lượng cung “khủng” này được đã được hấp thụ, qua đó nâng tổng khớp cả phiên lên 19,65 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,7% lên 19.000 đồng/CP.
Được biết, Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa đăng ký bán toàn bộ gần 19 triệu cổ phiếu SHP, tương ứng 20,22% vốn điều lệ của SHP, từ ngày 21/9 đến 20/10 theo phương thức khớp lệnh. Như vậy, rất có thể Sabeco đã bán xong toàn bộ cổ phiếu SHP đang sở hữu.
Cổ phiếu HHS cũng đã tăng trần lên 5.420 đồng/CP (+6,9%), khớp lệnh 3,24 triệu đơn vị và còn dư mua trần khá lớn. Được biết, vào ngày 5/10 tới, cổ phiếu TCH của CTCP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy, hiện đang sở hữu gần 30% vốn của HHS, sẽ chính thức giao dịch trên HOSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.000 đồng/CP, với biên độ +_20% so với giá tham chiếu.
Trong khi HOSE giao dịch hết sức sôi động, thì HNX lại thể hiện bộ mặt trái ngược. Nhà đầu tư dường như “bỏ quên” HNX, nên giao dịch trên sàn này vốn đã yếu lại càng thêm èo uột. Mã thanh khoản tốt nhất sàn là SHB cũng chỉ dùng ở mức 3,67 triệu đơn vị.
Ngoài SHB, cũng chỉ có thêm 5 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là PVX, HUT, SCR, PVS và VCG. Đáng chú ý là chẳng có mã nào trong số này tăng điểm.
Sắc xanh của HNX-Index vẫn dựa chủ yếu vào một số mã như AAA, ACB, BCC, PVC, BVS…
Nên đọc
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy