Tin liên quan
So với phiên sáng, áp lực bán trong phiên chiều tỏ ra dứt khoát và mạnh hơn. Không còn phải chờ chỉ số lên là bán, việc chốt lời được thực hiện ngay sau giờ nghỉ và càng mạnh hơn về cuối phiên.
Bên cạnh đó, sức cầu cũng tiếp tục yếu đi trong phiên chiều khi sự thận trọng gia tăng, thể hiện rõ khi mà VN-Index đang chiều hướng đi xuống, song lực cầu gom giá thấp tỏ ra yếu ớt. Điều này khiến thanh khoản thị trường dù vẫn duy trì được ở mức khá, song đã suy giảm mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch phiên này đạt hơn 2.500 tỷ đồng, giảm 24% so với phiên trước (gần 3.300 tỷ đồng).
Đóng cửa, với 118 mã giảm và 98 mã tăng, VN-Index giảm 3 điểm (-0,52%) xuống 571,71 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 1,29 điểm (-0,22%) xuống 581,25 điểm với 14 mã giảm và 7 mã tăng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 125,15 triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 2.020 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận là hơn 5,9 triệu đơn vị, giá trị hơn 209 tỷ đồng. Ngoài thỏa thuận của HSG trong phiên sáng, đáng chú ý còn có thỏa thuận của hơn 0,67 triệu cổ phiếu VNM, giá trị 91,5 tỷ đồng.
Ngược lại, với 91 mã giảm và 100 mã tăng, HNX-Index tăng 0,25 điểm (+0,32%) lên 79,37 điểm. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,5 điểm (+0,36%) lên 141,35 điểm với 7 mã giảm và 12 mã tăng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48,9 triệu đơn vị, giá trị 501,29 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận là hơn 10 triệu đơn vị, giá trị 77,79 tỷ đồng. Đáng chú ý là thỏa thuận gần 6,82 triệu cổ phiếu SHB, giá trị 43,2 tỷ đồng và 1,1 triệu cổ phiếu DCS, giá trị 3,4 tỷ đồng.
Trước sức ép gia tăng, chỉ còn một số mã bluechips còn tăng điểm là MSN, VIC, SSI, HCM và MBB. MSN tăng 500 đồng lên 75.500 đồng/CP, còn lại chỉ tăng 1-2 bước giá. MBB khớp 2,56 triệu đơn vị. VIC và SSI khớp lần 1,1 triệu và 1,4 triệu đơn vị.
Còn lại các mã trong VN30 là giảm điểm hoặc đứng giá tham chiếu. BVH giảm mạnh 1.500 đồng xuống 53.000 đồng/CP, NT2 giảm 600 đồng xuống 28.000 đồng/CP và SBT giảm 700 đồng xuống 27.100 đồng/CP, khớp lệnh lần lượt 1,55 triệu và 2,59 triệu đơn vị.
Mặc dù đã có quyết định tăng thuế đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu, song cổ phiếu HPG tiếp tục bị bán mạnh trong phiên chiều, nên tăng mức giảm lên 400 đồng xuống còn 28.500 đồng/CP và khớp được 2,67 triệu đơn vị. Trong khi VIS, TLH vẫn giữ được mức trần. TLH đã tắc thanh khoản bởi nguồn cung đã cạn kiệt nên vẫn giữ mức khớp hơn 1,78 triệu đơn vị.
Phiên giao dịch chiều nay lại chứng kiến sự bứt tốc của DLG. Cổ phiếu này giằng co trong phiên giao dịch sáng, nhưng khi bước vào phiên giao dịch chiều, lực mua bất ngờ tăng manh, hấp thụ hết lượng dư bán, kéo mã này lên mức trần với dư mua trần cuối phiên khá lớn.
Kết thúc phiên hôm nay, DLG tăng kịch trần, lên 7.200 đồng/CP, thanh khoản cũng tăng vọt lên hơn 8,4 triệu đơn vị và vươn lên dẫn đầu toàn thị trường (kết phiên sáng, DLG mới chỉ khớp hơn 1 triệu đơn vị).
Điều đáng nói, đây không phải là phiên duy nhất, giá DLG có diễn biến như vậy. Trong 2 phiên trước, DLG cũng lình xình trong phiên sáng, nhưng lực mua bất ngờ tung mạnh vào phiên chiều, kéo mã này lên mức kịch trần với lượng khớp rất lớn.
Thông tin đáng chú ý gần đây nhất liên quan đến cổ phiếu DLG là hoạt động giao dịch của các tổ chức nước ngoài đối với cổ phiếu này.
Đầu tiên là việc cổ đông lớn AnsenHoldco Limited thời gian gần đây liên tục thoái vốn. Vào ngày 1/3 vừa qua, AnsenHoldco tiếp tục bán ra trên 1,93 triệu cổ phiếu DLG, giảm sở hữu xuống còn hơn 14,6 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ nắm giữ 8,64% vốn điều lệ DLG.
Trước đó, vào trung tuần tháng 1/2016, AnsenHoldco đã bán gần 8,5 triệu cổ phiếu DLG cho Công ty THHH Chứng khoán ACB. Gần đây nhất, ngày 16/2, tổ chức này bán ra thêm 2 triệu cổ phiếu DLG.
AnsenHoldco Limited là công ty con của Mass Noble. Sau khi, DLG phát hành gần 20 triệu cổ phiếu hoán đổi cổ phần của Mass Noble thì AnsenHoldco trở thành cổ đông lớn của DLG. AnsenHoldco đã mua thêm hơn 6 triệu cổ phiếu DLG trong tháng 11/2015 để nâng tổng sở hữu lên 24,57 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, một tổ chức nước ngoài khác là PYN Elite thời gian qua đã liên tục mua vào cổ phiếu DLG. Trong báo cáo gần đây nhất ngày 16/2, PYN Elite đã mua vào 2,5 triệu cổ phiếu DLG, qua đó nâng tổng sở hữu lên hơn 23,52 triệu đơn vị, tương đương 13,9% vốn của DLG.
Tất cả các giao dịch trên của AnsenHoldco hay PYN Elite đều được thực hiện qua sàn.
Thêm một sự trái chiều đáng chú ý nữa đến từ cặp đôi IJC và BCG liên quan đến việc tăng-giảm vốn điều lệ.
Với kế hoạch dự kiến giảm tới 50% vốn của IJC, dòng tiền đã ồ ạt đổ về. Kết phiên, đã có 2,42 triệu cổ phiếu IJC được sang tay và còn dư mua giá trần hơn 0,63 triệu cổ phiếu.
Ngược lại, cổ phiếu BCG đã giảm sàn sau khi có thông tin về kế hoạch tăng vốn lên hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2016. Hai phiên ngày 7 và 8/3, đã có tổng cộng hơn 5,6 triệu cổ phiếu BCG được giao dịch. Phiên hôm nay, BCG cũng giảm sàn ngay từ đầu phiên và chỉ kịp thoát mức giá sàn vào giờ chót. Kết phiên BGC giảm 200 đồng xuống 15.900 đồng/CP và khớp được 2,3 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, mặc dù vẫn chịu sức ép lớn từ nhóm dầu khí, song với đà tăng vững của một số mã bluechips, đặc biệt là NTP và ACB. NTP tăng mạnh 1.400 đồng lên 57.900 đồng/CP. ACB tăng 400 đồng lên 19.400 đồng/CP.
Về thanh khoản, dẫn đầu vẫn là SCR với 3,85 triệu đơn vị, nhưng đã lùi về mốc tham chiếu 9.600 đồng/CP. PVS khớp lệnh mạnh thứ 2 với hơn 2 triệu đơn vị và giảm 300 đồng xuống 16.500 đồng/CP.
Nên đọc
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy