Sự việc hy hữu xảy ra tại Công ty Cổ phần chứng khoán Kenaga Việt Nam (KVS). Không xử lý được nội bộ, ông We Kim Hong - người được bầu làm Chủ tịch HĐQT mới đã ba lần gửi đơn đề nghị cơ quan công an hỗ trợ lấy lại con dấu.
Câu chuyện nội bộ của Cty CP Chứng khoán Kenaga Việt Nam (KVS) xảy ra từ thời điểm tháng 3/2013. Theo đó, tại cuộc họp HĐQT ngày 25/3/2013, các thành viên HĐQT KVS đã thống nhất bầu chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật mới.Người bị miễn nhiệm các chức danh CT HĐQT, đại diện pháp luật là ông Cao Văn Sơn, một “đại gia” đình đám với dự án nhập một lô trực thăng về Việt Nam mấy năm về trước.
Ông We Kim Hong được bầu làm chủ tịch HĐQT KVS vào ngày 25/3/2013
Người được giới thiệu thay ông Sơn là ông We Kim Hong (Quốc tịch Malaysia). Với 5/7 phiếu chấp thuận, ông We Kim Hong giữ chức Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật của KVS Việt Nam kể từ ngày 25/3/2013.
Diễn biến cuộc họp HĐQT này được thể hiện trong biên bản số MM1/2013 ngày 25/3/2013. Theo đó, đến phần biểu quyết, ông Cao Văn Sơn và bà Cao Khánh Phương (con gái ông Sơn) đã tỏ ra giận dữ bỏ ra về, không ký biên bản.
Tuy nhiên, “Cho dù ông Cao Văn Sơn và bà Cao Khánh Phương đã rời cuộc họp sau khi tất cả các thành viên và đại diện ủy quyền của Thành viên biểu quyết, HĐQT KVS sau khi thảo luận đã quyết định vẫn ghi nhận toàn bộ diễn tiến cuộc họp HĐQT bằng biên bản, kể cả quyết định thay đổi chủ tịch HĐQT, với mục đích làm bằng chứng để báo cáo sự việc cho các cơ quan hữu quan, bao gồm UB Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội”.
Theo biên bản này, ông Sơn không còn giữ chức danh cao nhất của KVS Việt Nam. Tuy nhiên, người kế nhiệm ông Sơn cũng từ đó tới nay không được phép điều hành công ty do… không được bàn giao con dấu. Thậm chí, ông We Kim Hong cũng không thể vào được trụ sở cty để làm việc.
Ngày 24/4/2013, Chủ tịch HĐQT mới, ông We Kim Hong đã gửi đơn tới Tổng cục cảnh sát QLHC về TTATXH đề nghị hỗ trợ lấy lại con dấu hoặc hủy con dấu cũ, cấp con dấu mới cho công ty.
Về việc này, Cục CSQLHC về TTXH có văn bản trả lời: Công ty cổ phần chứng khoán Kenanga Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 72/UBCK-GP ngày 3/12/2007 của UBCKNN, Giấy phép điều chỉnh số 73/UBCK_GP của UBCKNN cấp ngày 13/2/2012. Tại giấy phép điều chỉnh xác định ông Cao Văn Sơn là Chủ tịch HĐQT của Công ty chứng khoán Kenanga Việt Nam.
Hiện tại con dấu của Công ty được giao cho Phòng Hành chính bảo quản, đóng dấu tại trụ sở Công ty. “Vì thế. Cục CSQLHC về TTXH thấy không có cơ sở pháp lý xem xét giải quyết vấn đề còn dấu của Công ty cổ phần chứng khoán Kenanga Việt Nam theo đề nghị của ông”, công văn trả lời.
Cho rằng cá nhân ông Sơn đang chiếm giữ con dấu cố tình không bàn giao, ngày 15/4/2015, ông Wee Kim Hong tiếp tục có văn bản gửi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng – Bộ Công an với nội dung hỗ trợ lấy lại con dấu của Công ty.
Công ty chứng khoán Kenaga Việt Nam hoạt động không có con dấu 3 năm nay
Mới đây nhất, ngày 21/8/2015, ông We Kim Hong tiếp tục có văn bản gửi CQ công an Việt Nam hỗ trợ lấy lại con dấu của KVS.
Ông Wee Kim Hong cho biết, hiện tại, ông không biết con dấu của Công ty hiện giờ ai giữ, từ khi được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông không được vào văn phòng Công ty.
"Vì thế, văn bản thay đổi chức danh HĐQT KVS chúng tôi gửi đến UBCK không được chấp thuận vì không có dấu đỏ” - ông Wee Kim Hong nói.
Trong khi đó, ông Cao Văn Sơn thông tin trên báo chí: Tại cuộc họp ông Sơn đã cho rằng hai thành viên khác (ông Nguyễn Việt Hải và bà Nguyễn Thị Thanh Hiện) không còn là cổ đông của KVS. Do không đồng ý với nội dung này nên ông Cao Văn Sơn và bà Cao Khánh Phượng (thành viên HĐQT) đã bỏ cuộc họp để phản đối.
Tuy nhiên, HĐQT KVS vẫn thông qua Nghị quyết 01/2013 ngày 25/3/2013 dù không có chữ ký của ông Cao Văn Sơn và bà Cao Khánh Phương, với nội dung bãi nhiệm chức chủ tịch KVS đối với ông Cao Văn Sơn và bổ nhiệm ông Wee Kim Hong giữ chức Chủ tịch HĐQT.
Về phía mình, ông Sơn cho rằng, nghị quyết ngày 25/3/2013 là không hợp lệ và vi phạm Luật DN cũng như điều lệ Công ty.
"UBCK không nhận văn bản thay đổi chức danh do HĐQT KVS họp và đề xuất vì văn bản chúng tôi gửi đến UBCK không có dấu đỏ. Điều này rất khó khăn cho chúng tôi, vì con dấu không được bàn giao cho chúng tôi.
"Trường hợp không được giúp đỡ, chúng tôi sẽ khởi kiện người chiếm giữ con dấu trái phép, không chịu bàn giao ra TA của Việt Nam" - ông Wee Kim Hong cho biết.
Với những diến biến trên, cho đến thời điểm này, mọi tranh chấp quanh chiếc ghế chủ tịch KVS vẫn chưa có hướng giải quyết rõ ràng và những hệ lụy, hậu quả của nó ngày càng ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp, gây thiệt hại uy tín và tài sản cho các bên. Ngoài ra, từ đây làm nảy sinh những tranh chấp mới làm cho tình hình càng trở nên phức tạp.
Mạnh Hà
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy