Thị trường chứng khoán trong phiên sáng diễn ra khá ổn định khi VN-Index giao dịch quanh vùng tham chiếu. Tuy nhiên, thị trường bất ngờ giảm mạnh vào đầu giờ chiều khiến các chỉ số giảm rất sâu.
Tại thời điểm 13h55, VN-Index lao dốc 30 điểm về dưới 1.465 điểm với 426 mã giảm giá (trong đó có 78 mã giảm sàn) và chỉ có 65 mã tăng giá.
Tính đến 14h30, lực bán tháo tiếp tục mở rộng khiến VN-Index càng lao dốc mạnh hơn về dưới 1.454 điểm, tương đương giảm hơn 42 điểm (2,81%).
Kết phiên phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index lao dốc 43,18 điểm (2,89%) về mức 1.452,84 điểm. Sàn này có 446 mã giảm giá và chỉ 49 mã tăng giá. Trong đó số giảm sàn đột biến lên đến 128 mã, đồng nghĩa cứ 5 mã có giao dịch trên HoSE thì có 1 mã giảm sàn.
Nhóm vốn hóa lớn nhất VN30 có tác động tiêu cực nhất khi có đến 29/30 mã giảm; trong đó có 5 mã giảm sàn là GVR, KDH, SSI, POW và VRE. Ngoài ra các cổ phiếu trụ khác cũng giảm sâu như VHM, VIC hay VPB cũng tác động rất xấu lên VN-Index.
VN-Index giảm sốc phiên chiều 17/1. Đồ thị: TradingView.
Các cổ phiếu bất động sản cũng chìm trong màu "xanh lơ" với lượng dư bán sàn rất lớn và chưa thoát cảnh bán tháo sau vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc.
Nhóm cổ phiếu FLC Group vẫn bị mất thanh khoản sau vụ bán chui của ông Trịnh Văn Quyết. Các mã FLC, ROS, HAI, AMD, KLF chỉ khớp được vài trăm nghìn cổ phiếu đầu phiên và lượng dư bán vẫn hàng chục triệu cổ phiếu. Riêng mã ART có thanh khoản lớn với 20 triệu cổ phiếu được khớp nhưng vẫn ở trạng thái giảm sàn.
Diễn biến trên các sàn chứng khoán tại Hà Nội cũng tương đồng. Riêng sàn niêm yết HNX lao dốc 21,52 điểm (4,61%) về 445,34 điểm. Số mã giảm giá là 204, gấp 4 lần con số 51 mã tăng giá. Số lượng giảm sàn được ghi nhận là 49 mã.
Sàn giao dịch UPCoM kết phiên đứng ở 109,36 điểm, giảm 2,55% so với phiên cuối tuần trước. Sàn này có 245 mã giảm giá (trong đó chỉ có 9 giảm sàn) và 114 mã tăng giá.
Áp lực bán tháo từ nhóm cổ phiếu bất động sản, nhóm cổ phiếu đầu cơ có liên quan đến FLC Group đã lan rộng ra thị trường theo hiệu ứng domino, qua đó khiến thanh khoản dâng cao.
Tổng giá trị khớp lệnh tăng 38% lên 34.593 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 39% đạt 29.198 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 200 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy