Động lực cho đà tăng của VN30-Index trong phiên 1/4
Không thể phủ nhận các biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần qua phần lớn xuất phát từ yếu tố tin đồn và do đó, đối với các nhà đầu tư sử dụng sản phẩm có đòn bẩy cao như phái sinh thì quả là giai đoạn giao dịch căng thẳng. Trong những thời khắc khó khăn nhất, dòng tiền cổ phiếu cơ bản cuối cùng cũng đã sống lại sau 6 tháng đi ngang, với ví dụ rõ nét nhất là các cổ phiếu được gọi là “kim cương” của Việt Nam (nằm trong rổ chỉ số VN Diamond).
Dự báo của HSC về giao dịch của quỹ VFM VN Diamond trong kỳ cơ cấu danh mục tháng 4.
Lần lượt REE, MWG, FPT, PNJ đều đã xuất phát tạo tín hiệu, điều trùng hợp là 4 cổ phiếu đều nằm trong rổ VN30-Index, do đó, trở thành động lực chính giúp chỉ số bứt phá trong phiên cuối tuần.
Trong tháng 4, biến động của nhóm VN Diamond còn chưa kết thúc, kỳ thay đổi danh mục và cơ cấu Quỹ VFM VNDiamond sẽ bắt đầu vào ngày 18/4/2022. Theo HSC dự báo, có HCM, OCB, TCM, DHC được thêm vào trong khi CTD, NLG, KDH bị loại ra (cả 7 cổ phiếu đều không nằm trong danh mục của VN30).
Ngoài ra, ở góc độ liên thị trường, nhà đầu tư thế giới hướng tới tâm điểm là biên bản cuộc họp Ủy ban Thị trường mở (FOMC), Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong ngày 7/4/2022. Qua đó, sẽ là những dữ kiện quan trọng về hành động sắp tới của ngân hàng trung ương Mỹ trong cuộc chiến chống lạm phát và hỗ trợ đà hồi phục của nền kinh tế, trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng bởi chính sách Zero-Covid của Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Đông Âu.
Vượt chướng ngại vật và tăng tốc
Yếu tố thông tin và vĩ mô trong tuần qua quả là những chướng ngại lớn trong việc đưa ra quyết định mua - bán của nhà đầu tư. Bên Mua thì dè dặt chờ đợi thông tin rõ ràng để mạnh tay giải ngân. Bên cầm cổ phiếu lo lắng trước các rủi ro xảy ra sau phiên giao dịch, lưỡng lự muốn thoát ra để giảm thiểu rủi ro danh mục.
Sự giằng co tạo ra 2 cây nến cân bằng (doji) thanh khoản lớn trong tuần, có thể coi là hai phiên rũ mạnh những vị thế yếu để tạo ra điểm bật cho phiên giao dịch cuối tuần.
Diễn biến VN30-Index, VN30F1M và mức chênh lệch giá.
Tăng liền trong phiên 34 điểm, VN30-Index đóng cửa sát mức chỉ số cao nhất tuần và tiệm cận khu vực cản trở mạnh hơn là 1.520 - 1.540 điểm. Nếu xét về xu hướng thì chỉ số đã duy trì đi ngang kể từ tháng 6/2021. Còn nếu xét về mẫu hình xác suất vượt đỉnh ngay trong ngắn hạn chỉ 50/50, khi nhìn đến thanh khoản thì khối lượng giao dịch phiên hôm cuối tuần qua là ấn tượng, nhưng mức trung bình 5 phiên vẫn thấp hơn nhiều so với giai đoạn cách đây 2 tháng.
Khuyến nghị: “Giao dịch trong biên độ kháng cự - hỗ trợ”
Điểm khác biệt giữa VN30-Index và VN30F1M là tâm lý hết sức thận trọng của nhà đầu tư phái sinh, đẩy độ lệch (spread) xuống tới âm 17 điểm. Dù còn tới 3 tuần nữa mới tới ngày đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 4, nhưng đây là mức chiết khấu rất sâu và khiến cho mọi vị thế mở Bán khống trở nên thiếu hấp dẫn. Trong khi đó, chiều Mua vào trở nên thuận lợi hơn nhờ VN30F1M thoát khỏi xu hướng giảm, hoàn thành mẫu hình Nảy-và-chạy, đồng thời hướng đến mục tiêu giá tiếp theo là 1.540 - 1.550 điểm.
Sự giằng co tạo ra 2 cây nến cân bằng Doji rồi VN30-Index bật tăng trong phiên cuối tuần qua.
Vì vậy, với chiến lược ngắn hạn, nhà đầu tư tập trung hành động Mua vào ở các khu vực hỗ trợ của VN30F1M như 1.505-1.515 điểm, quản trị rủi ro nếu giá xuyên thủng xuống dưới 1.495 điểm và hướng đến giá mục tiêu 1.540 điểm. Không có phương án giao dịch phù hợp cho chiều Bán khống.
Với nhà đầu tư ưa thích nắm giữ vị thế dài hạn, có thể tham gia dần với tỷ trọng thăm dò ở khu vực hỗ trợ tâm lý 1.500 điểm, dãn mức cắt lỗ xuống dưới hỗ trợ mạnh 1.480 điểm và chờ đợi giá duy trì đà tăng ổn định trước khi có kế hoạch hành động tiếp theo.
Nhật ký giao dịch phái sinh tuần qua (28/3 - 1/4/2022) Tuần qua, người viết thực hiện đúng kịch bản và mở vị thế Mua khi giá điều chỉnh kiểm chứng vùng hỗ trợ mạnh 1.480 điểm, sau đó chốt lời dần quanh khu vực kháng cự 1.51x điểm, thu về mức lợi nhuận trên 30 điểm. Có thể coi là tuần giao dịch thành công với mức giá mua gần đáy và mức giá bán gần đỉnh. Hưng phấn đã trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng nhà đầu tư nên tiếp tục tiếp cận thị trường với sự thận trọng. Bởi phiên tăng chủ yếu xuất phát từ những cú rũ mạnh, động lực bứt phá sẽ còn là dấu hỏi trong bổi cảnh không có nhiều thông tin hỗ trợ. Cùng với đó, kỳ vọng ngắn hạn liên quan đến yếu tố kết quả kinh doanh quý I có thể chỉ kéo dài trong 1-2 tuần tới. |
Bài viết được cung cấp bởi Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy