Tin liên quan
Việc ông Trump đắc cử Tổng thống thứ 45 của Mỹ đã tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư trong phiên 9/11 theo hướng tiêu cực. Đặc biệt, trong phiên giao dịch sáng, khi kết quả chính thức chưa có và phần thắng đang nghiêng về ứng cử viên Trump thì chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến màn lao dốc mạnh, sắc đỏ ngập tràn bảng điện tử đẩy chỉ số VN-Index lùi sâu dưới mốc tham chiếu, đánh mất gần 20 điểm.
Tuy nhiên, cũng giống như kịch bản của Brexit, bất ngờ đã xảy ra trong phiên chiều khi lực mua giá thấp tăng mạnh đã giúp thị trường thu hẹp đà giảm điểm về cuối phiên, chỉ số VN-Index đã dành lại mốc 670 điểm.
Bên cạnh đó, một điểm khá tích cực trong phiên hôm qua là giao dịch nhà đầu tư nước ngoài. Dù giao dịch chưa mấy cải thiện nhưng khối này đã đẩy mạnh mua ròng với tổng giá trị đạt gần 140 tỷ đồng, cao nhất trong khoảng 1 tháng qua. Đây cũng sẽ là yếu tố hỗ trợ tốt tới tâm lý nhà đầu tư trong nước.
Trong khi ở thị trường chứng khoán quốc tế, trái ngược với những lo ngại sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng khi ông Trump giành chiến thắng, thì thị trường đã khởi sắc bất ngờ, chứng khoán châu Âu, Mỹ đồng loạt tăng tích cựcbật tăng mạnh.
Với những diễn biến trên, các nhà phân tích chứng khoán trong nước đã nhận định khá tích cực về thị trường trong phiên 10/11. Theo BSC, chỉ số có thể sẽ giao dịch cân bằng hơn và được kỳ vọng sẽ tiếp tục vận động trong vùng 670-690 điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, thị trường bật tăng mạnh mẽ nhờ lực đỡ chính từ các cổ phiếu bluechip. Chỉ số Vn-Index nhanh chóng vượt mốc 675 điểm khi mở cửa phiên.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, sắc xanh vẫn chiếm áp đảo với số lượng mã tăng gấp gần 5 lần số mã giảm, trong đó, hầu hết các cổ phiếu bluechip cũng đều khởi sắc giúp chỉ số Vn-Index duy trì đà tăng khá tốt.
Trong nhóm VN30, chỉ còn 4 mã giảm là MSN, SBT, PPC, KBC với biên độ giảm khá hẹp, đều dưới 1%.
Tâm điểm đáng chú ý trong phiên sáng nay là nhóm cổ phiếu ngành thép. Ngay sau nhận định của ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) tại hổi thảo “Ngành thép Việt Nam, thăng trầm và triển vọng”, diễn biến các cổ phiếu trong nhóm này đã có những khởi sắc.
Tiêu thụ vượt trung bình thế giới, thép vẫn được khuyến nghị xây thêm nhà máy mới
Theo thống kê, tổng sản lượng sản xuất thép cả nước trong năm 2016 ước tính đạt 26,8 triệu tấn. Không dừng ở mức tăng trưởng này, ông Sưa cho rằng, nhu cầu tiêu thụ thép tại Việt Nam trong những năm tới vẫn sẽ rất lớn, với đà tăng bình quân 15%/năm.
Sau khoảng 1 giờ giao dịch, HSG đã tăng 2,1% lên mức giá 42.900 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh gần 1,5 triệu đơn vị; trong khi HPG tăng 1,3% lên mức giá 41.500 đồng/Cp và chuyển nhượng thành công hơn 1,5 triệu đơn vị, chỉ đứng sau thanh khoản của “cổ phiếu vua” FLC (đạt hơn 4,8 triệu đơn vị khớp lệnh).
Ngoài ra, các mã khác trong nhóm thép cũng khởi sắc như TLH tăng 2,5%, POM tăng kịch trần 6,8%, VGS tăng 3%.
Sắc xanh vẫn bao phủ trên diện rộng thị trường, trong đó sự dẫn dắt tích cực của các mã bluechip đã giúp chỉ số VN-Index giữ vững mốc 675 điểm.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 175 mã tăng và 52 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 6,23 điểm (+0,93%) lên 676,49 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 60,27 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.185,96 tỷ đồng.
Nhóm VN30 có tới 23 mã tăng, chỉ 5 mã giảm và 2 mã đứng giá, chỉ số VN30-Index tăng 5,18 điểm (+0,82%) lên 640,6 điểm.
Tương tự, trên sàn HNX, sau nhịp tăng mạnh đầu phiên, thị trường đã dần đi ngang trên mốc 81 điểm. Trong đó, các mã lớn như NTP, ACB, PVC, PVB, PVS… là điểm tựa chính hỗ trợ cho đà tăng của thị trường.
Với 99 mã tăng và 39 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 1 điểm (+1,25%), chốt phiên tại mốc 81,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,12 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 227,88 tỷ đồng.
“Ông lớn” VNM tịnh tiến dần và leo lên mức giá cao nhất khi chốt phiên 141.200 đồng/CP, với mức tăng 1.200 đồng (+0,9%) và đã chuyển nhượng thành công 452.580 đơn vị.
Các mã lớn khác cũng góp công lớn giữ nhịp tăng của thị trường như VCB, VIC, MWG, GAS, FPT, HSG, HPG…
Bên cạnh sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu ngành thép, các mã khoáng sản trong phiên sáng nay cũng đua nhau tăng mạnh. Cụ thể, KSA và LCM đã chốt phiên ở mức giá trần, trong đó, KSA dư mua trần 0,95 triệu đơn vị; KSB tăng 2,53%, FCM tăng 4,7%...
Đáng chú ý, “cổ phiếu nóng” ROS sau phiên điều chỉnh sâu hôm qua do tác động chung của thị trường cùng áp lực chốt lời gia tăng, cổ phiếu này đã lấy lại những gì đã mất ngày trong phiên sáng nay. Với mức tăng 5.100 đồng (+5,4%), ROS đã chốt phiên ở mức giá 100.100 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh 875.790 đơn vị.
Trong khi đó, trên sàn HNX, HKB sau tăng trần đột ngột vào ngày 8/11, cổ phiếu này đã trở lại những ngày giảm sàn. Chốt phiên sáng nay, HKB giảm 9,1% lùi về mức giá sàn 3.000 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh đạt 6,8 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn.
FID vẫn trung thành với sắc xanh mắt mèo và ghi nhận phiên giảm sàn thứ 18 liên tiếp, lùi về mức giá 2.700 đồng/CP khi chốt phiên 10/11, với khối lượng khớp lệnh trong phiên đạt 2,5 triệu đơn vị.
Nên đọc
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy