Tin liên quan
Mặc dù áp lực cung giá thấp không hề nhỏ, nhưng với lực kéo của một số mã trụ, thị trường trong 2 phiên đầu tuần đều giữ được sắc xanh. Điều này thể hiện sức ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu bluechip, nhất là VNM, VCB, VIC, MSN.
Do đó, tâm lý thận trọng mang tính thăm dò luôn được nhà đầu tư đề cao mỗi khi bước vào một phiên giao dịch và phiên sáng nay cũng không phải ngoại lệ.
Sự thận trọng này khiến VN-Index mở cửa giảm nhẹ với thanh khoản thấp.
Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 0,13 điểm (-0,02%) về 637,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 38,14 tỷ đồng.
Sau ít phút rung lắc nhẹ đầu phiên, VN-Index bắt đầu ổn định và tăng điểm trở lại, với động lực chính vẫn là nhóm cổ phiếu bluechips khi nhóm này có được sự đồng thuận cao.
Các mã trụ VNM, VIC cùng với PVD, HPG, HSG, SSI, BVH,… đều tăng điểm, còn GAS, MSN, VCB cũng hồi phục về mức giá tham chiếu.
VNM tăng 2.000 đồng lên 164.000 đồng/CP. HPG tăng 700 đồng lên 44.000 đồng/CP và khớp 1,1 triệu đơn vị. CII tăng 200 đồng lên 25.600 đồng/CP và khớp 1,89 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, dòng tiền đang tập trung vào nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ, khiến nhiều mã trong nhóm này tăng kịch trần như HAG, HNG, KSA, OGC, VHG, HHS, BGM, ATA, KSH, MCG, HU1, PTC… trong đó HAG có thanh khoản khá mạnh với 3,7 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu thanh khoản thị trường.
Ngược lại, JVC tiếp tục giảm sàn về mức giá 2.700 đồng/CP kể từ sau khi thông báo lỗ khủng hơn 1.300 tỷ đồng trong quý II.
Trong khi VN-Index đang có được đà tăng khá tốt thì HNX-Index lại tương đối ì ạch trong việc cải thiện điểm số do các mã bluechips trên sàn này đang phân hóa khá rõ, khi một số mã như ACB, AAA, HUT, VND tăng điểm, song nhóm dầu khí và một số mã bluechips khác như BVS, CEO, SCR, SHS lại khá yếu.
Có lẽ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là sức cầu trên HNX tỏ ra quá yếu. Sau 1 giờ giao dịch, chưa đầy 8 triệu đơn vị được sang tên, giá trị giao dịch vỏn vẹn 97 tỷ đồng.
Dần về cuối phiên, VN-Index tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, qua đó tái chiếm mốc 645 điểm và động lực chính vẫn đến từ nhóm cổ phiếu bluechips, trong đó vai trò nổi bật chính là VIC. Trong khi đó, trước sức cầu quá yếu nên lực đỡ của các bluechips trên HNX đuối dần, chỉ số HNX-Index chỉ may mắn tăng nhẹ trước giờ nghỉ trưa.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 10/8, VN-Index tăng 7,7 điểm (+1,21%) lên 645,04 điểm với 118 mã tăng và 73 mã giảm. Chỉ số VN30-Index tăng 8,61 điểm (+1,39%) lên 630,04 điểm với 22 mã tăng và 4 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 64,32 triệu đơn vị, giá trị gần 1.1194 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 10,23 triệu đơn vị, giá trị 95,68 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 9,22 triệu cổ phiếu HHS, giá trị 55,32 tỷ đồng.
Trong khi đó, với 78 mã tăng và 63 mã giảm, HNX-Index tăng 0,05 điểm (+0,06%) lên 81,72 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,24 điểm (+0,16%) xuống 147,55 điểm với 10 mã tăng và 11 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 17,38 triệu đơn vị, giá trị 215,82 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp rất khiêm tốn với hơn 3 tỷ đồng.
Trên HOSE, VIC gây chú ý khi bất ngờ tăng trần lên 48.600 đồng/CP bất chấp bị khối ngoại bán ra mạnh. Phiên sáng nay, VIC bị khối ngoại bán ròng 1,27 triệu cổ phiếu, nhưng cổ phiếu này bất ngờ nhận được lực cầu nội lớn, hấp thụ hết lượng cung của khối ngoại và kéo mã này tăng trần với lượng khớp 2,7 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản sau HAG và còn dư mua giá trần lúc đóng cửa phiên sáng nay.
Sự bứt phá của VIC, cùng với đà tăng đồng loạt của nhiều mã bleuchips khác như VNM, VCB, BVH, SSI, PVD, HPG, CTG, BID…, giúp VN-Index chinh phục trở lại mốc 645 điểm khá nhẹ nhàng.
VNM chỉ còn tăng 1.000 đồng lên 163.000 đồng/CP. CII lùi về mốc tham chiếu 25.400 đồng/CP và khớp 2,62 triệu đơn vị. Trong khi HPG tăng mạnh 900 đồng lên 44.200 đồng/CP và khớp 2,18 triệu đơn vị. HSG tăng 300 đồng lên 37.900 đồng/CP và khớp 1,18 triệu đơn vị.
Ngược lại, nhóm bluechips chỉ còn 4 mã giảm điểm nhẹ là MSN, EIB, PPC và KBC. MSN giảm 500 đồng về 60.000 đồng/CP. KBC giảm 100 đồng về 17.400 đồng/CP và khớp 1,66 triệu đơn vị.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ tiếp tục thu hút sự chú ý của dòng tiền, nên sắc tím tiếp tục được mở rộng, đạt gần 20 mã.
Trong đó, HAG tiếp tục dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với 4,95 triệu đơn vị được khớp ở mức giá trần và còn dư mua trần khá lớn. VHG khớp 2,17 triệu đơn vị và còn dư mua trần 1,25 triệu đơn vị. HHS ngoài khớp lệnh mạnh, còn khớp được gần 2 triệu đơn vị, trong khi vẫn còn lượng dư mua giá trần hơn 0,8 triệu đơn vị.
Các mã đầu cơ khác như FLC, ITA, HQC, ASM… chỉ tăng nhẹ, thanh khoản cũng đạt trên 1 triệu đơn vị.
Trên HNX, sức cầu yếu khiến sự hỗ trợ của AAA, DBC, HUT, LAS, PVS, VND, VCG chưa được trọn vẹn. Cả sàn chỉ có VCG là đạt thanh khoản trên 1 triệu đơn vị với lượng khớp 1,61 triệu cổ phiếu và tăng 300 đồng lên 13.900 đồng/CP.
Nên đọc
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy