Tin liên quan
Câu chuyện thoái vốn của SCIC tại Vinamilk đang nhận được sự quan tâm của giới đầu tư. Trong sáng nay, tại HOSE, SCIC sẽ tổ chức buổi giới thiệu cơ hội đầu tư mua cổ phần của SCIC tại Vinamilk. Theo phương án, 9% cổ phần Vinamilk tới đây sẽ được bán theo phương thức thỏa thuận cạnh tranh. Giá cổ phiếu trên sàn là một trong những yếu tố để bên bán và nhà tư vấn xem xét trong việc xác định giá bán. Hiện mức giá khởi điểm và cách thức bán vẫn đang chờ Bộ Tài chính phê duyệt và đây là 2 yếu tố được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, VNM liên tục bị khối ngoại bán ròng mạnh, đẩy giá cổ phiếu này trong 1 tháng qua giảm từ mức hơn 146.000 đồng, xuống còn khoảng 137.000 đồng. Việc VNM giảm giá đã tác động tiêu cực tới VN-Index, bởi đây là cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất nhất thị trường.
Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu VNM đã không còn bị khối ngoại ép như các phiên trước. Dù lực cung vẫn còn khá lớn, nhưng lực cầu hỗ trợ cũng chảy mạnh hơn và hiện khối ngoại đang mua ròng 118.580 đơn vị. Chính điều này đã giúp VNM hồi phục mạnh trở lại, hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 138.500 đồng, tăng 0,95% với tổng khớp đạt 425.180 đơn vị.
Đà phục hồi của VNM, cùng các mã lớn khác như CTG, BID, hay các mã bluechip DPM, PVD, KDC, REE…, giúp VN-Index duy trì đà tăng khá tốt trong phần lớn thời gian của phiên sáng. Tuy nhiên, lực bán gia tăng sau đó khiến một số mã như VCB, VIC, FPT, HPG đảo chiều giảm giá, GAS về tham chiếu và đặc biệt ROS giảm mạnh 4,03%, xuống 119.000 đồng, thậm chí có lúc xuống mức sàn 115.400 đồng, khiến VN-Index đảo chiều và đóng cửa trong sắc đỏ. Chốt phiên, ROS được khớp 1,73 triệu đơn vị, BID được khớp 1,53 triệu đơn vị, HPG khớp 1,33 triệu đơn vị.
Chốt phiên, VN-Index giảm nhẹ 0,22 điểm (-0,03%), xuống 673,03 điểm với 87 mã tăng, trong khi có tới 130 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 49,74 triệu đơn vị, giá trị 967,8 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1,3 triệu đơn vị, giá trị hơn 63 tỷ đồng.
Trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, FLC, ITA, HAG, OGC tiếp tục có giao dịch sôi động, trong đó FLC có thanh khoản tốt nhất sàn với 4,95 triệu đơn vị, ITA tiếp theo với hơn 4 triệu đơn vị, HAG và OGC được khớp hơn 2 triệu đơn vị. Dù cả 4 mã này đều mở cửa trong sắc xanh, nhưng chốt phiên, chỉ còn HAG và OGC giữ được đà tăng 2,63% và 3,17%, còn lại FLC quay đầu giảm 1,16%, ITA đóng cửa ở tham chiếu 5.160 đồng.
Trong khi đó, TNT, KSH, DTA vẫn tiếp tục nổi sóng khi đang cùng nhau có phiên tăng trần tiếp theo với dư mua khá lớn, nhưng do lực cung hạn chế, nên thanh khoản các mã này thấp. Về cuối phiên, có thêm EMC khi đảo chiều ngoạn mục từ dưới tham chiếu, đóng cửa trong sắc tím 13.350 đồng, nhưng thanh khoản cũng ở mức thấp. Trong khi đó, áp lực chốt lời khiến TMT, VOS không còn giữ được đà tăng trần.
Nhóm cổ phiếu bất động sản tưởng chừng chuẩn bị vào sóng, nhưng đợt tăng mạnh của phiên thứ Tư tuần trước chỉ là nhất thời, các mã này đã nhanh chóng hạ nhiệt và đảo chiều giảm nhẹ trở lại từ phiên cuối tuần qua.
“Tân binh” PC1 sau khi gây ấn tượng mạnh trong tuần đầu tiên liên sàn với mức tăng hơn 36% sau 3 ngày chào sàn, đã điều chỉnh khá mạnh trở lại trong phiên sáng nay với mức giảm 3,36%, xuống 47.400 đồng. Tương tự, sau khi có mức tăng nhẹ phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE, cổ phiếu SCR cũng đã điều chỉnh 1,84%, xuống 9.080 đồng với hơn 881.000 đơn vị được khớp, thấp hơn so với phiên đầu tiên.
Trên HNX, đà tăng nhẹ tại các mã lớn như ACB, PVS, NTP, VCG, PHP…, giúp HNX-Index đang giữ được mức tăng nhẹ trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch, nhưng trong ít phút cuối phiên, việc NTP đảo chiều, cùng đà giảm mạnh của VCS, PVB, SHB, LAS, khiến HNX-Index cũng mất điểm đáng tiếc.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,02 điểm (-0,02%), xuống 80,61 điểm với 59 mã tăng và 71 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 16,59 triệu đơn vị, giá trị 134,65 tỷ đồng.
Trên HNX, chỉ có 2 mã có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị trong phiên sáng nay là HKB (3,41 triệu đơn vị) và CEO (1,05 triệu đơn vị). Trong đó, HKB tiếp tục giảm xuống 2.000 đồng, giảm 4,76%, còn CEO đứng ở tham chiếu 12.000 đồng. Trong khi đó, TTH, KLF có mức tăng trần khá tốt.
Nên đọc
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy