Tin liên quan
Thông tin ông Trình Văn Quyết đăng ký mua thêm 50.210.000 cổ phiếu FLC từ 9/11 đến 8/12 đưa ra hôm thứ Sáu tuần trước (28/11) sau khi chỉ mua được 15,79/30 triệu cổ phiếu đăng ký mua trước đó giúp cổ phiếu FLC nổi sóng trong phiên chiều cuối tuần qua khi tăng lên mức giá trần 6.450 đồng với khoảng 11 triệu được khớp trong phiên chiều, nâng tổng khối lượng khớp cả phiên cuối tuần lên 14,93 triệu đơn vị và còn dư mua trần tới 5 triệu đơn vị.
Ngay khi mở cửa phiên đầu tuần mới, cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, FLC tiếp tục có sức hút lớn khi là địa điểm tập trung của dòng tiền và mọi con mắt theo dõi. Ngay khi mở cửa, cổ phiếu này đã tăng mạnh lên mức giá trần 6.900 đồng và chỉ sau chưa tới 1 tiếng giao dịch, tổng khớp đã lên tới hơn 14 triệu đơn vị. Do lực chốt lời cũng khá mạnh, nên FLC không còn duy trì được sắc tím, nhưng vẫn giữ được mức tăng rất tốt khi đang giao dịch ở ngưỡng 6.830 đồng, tăng 5,89%.
Ngoài FLC, các mã khác chỉ giao dịch ở mức cầm chừng, chỉ có thêm 3 mã được khớp trên 1 triệu đơn vị tính đến cùng thời điểm là ITA, OGC và LDG, nhưng cả 3 mã này đều đang được giao dịch dưới tham chiếu.
“Người anh em” của FLC là ROS tuy không có thanh khoản tốt, nhưng vẫn giữ được đà tăng đều kể từ lúc chào sàn. Trong phiên sáng nay, ROS đã leo lên mức giá 85.900 đồng, tăng 1,5%.
Trở lại với diễn biến chung của thị trường, diễn biến của VN-Index đang phụ thuộc vào “sức khỏe” của các mã lớn. Mở cửa với mức giảm nhẹ, VN-Index sau đó đảo chiều khi một số mã lớn tăng giá, nhưng cũng rất nhanh chóng, chỉ số này quay đầu giảm trở lại, thậm chí đang đe dọa ngưỡng hỗ trợ 680 điểm khi các mã như GAS, MSN, MWG, PVD, VNM, VIC đều đang giảm giá. Ngưỡng hỗ trợ 680 điểm của VN-Index đang được giữ nhờ sắc xanh nhạt đến từ nhóm ngân hàng, nhất là 3 trụ cột VCB, BID và CTG.
Tuy nhiên, đà tăng của các mã ngân hàng không duy trì được lâu. Mất “má phanh” cuối cùng, VN-Index tuột luôn khỏi mốc 680 điểm.
Cụ thể, chốt phiên sáng, VN-Index giảm 3,33 điểm (-0,49%), xuống 678,92 điểm với 75 mã tăng, 143 mã giảm, trong đó có 4 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 73,83 triệu đơn vị, giá trị 1.073,84 tỷ đồng.
Trong khi đó, HNX-Index lại mở cửa với sắc xanh và đà tăng được nới rộng dần sau ít phút giao dịch. Tuy nhiên, khi vượt qua ngưỡng 83,35 điểm, chỉ số này đã đảo chiều đi xuống khi các mã dầu khí và ACB đang giảm giá. Sự hỗ trợ của các mã khác như AAA, SHB chưa đủ sức nặng so với các mã khác.
Đà giảm của chỉ số này được nới rộng dần về cuối phiên và mốc 82,5 điểm cũng không thể giữ được khi chốt phiên sáng.
Đóng cửa phiên sáng nay, HNX-Index giảm 0,63 điểm (-0,76%), xuống 82,42 điểm với 59 mã tăng, trong khi số mã giảm là 84 mã, trong đó có 10 mã tăng trần, nhưng có tới 20 mã giảm sàn.
Lực cung chốt lời mạnh khiến đà tăng của FLC bị hãm lại, nhưng lực cầu vẫn rất lớn với kỳ vọng cổ phiếu này sẽ có sóng giống ROS khi ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu khiến FLC duy trì đà tăng 5,27% với gần 22,8 triệu cổ phiếu được khớp, vượt trội so với phần còn lại. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng tranh thủ mã này tăng mạnh để chốt lãi với lượng bán sàn hơn 462.000 đơn vị.
Trong khi đó, ROS đã quay đầu giảm giá khi lực cung gia tăng về cuối phiên. Chốt phiên sáng nay, ROS giảm 0,71%, xuống 84.000 đồng với 1,23 triệu cổ phiếu được khớp.
Các mã có tính thị trường khác như ITA, KBC, OGC, HQC, HAI, FIT, DLG… đều đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó ITA được khớp hơn 5 triệu cổ phiếu, OGC hơn 3 triệu cổ phiếu, còn lại ở mức cầm chừng.
Trong khi đó, TNT lại có được sắc tím khi chốt phiên với gần 550.000 cổ phiếu được khớp và còn dư mua giá trần 2.230 đồng hơn 364.000 đơn vị.
Các mã lớn cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ, ngoại trừ MSN bất ngờ đảo chiều ngoạn mục khi đóng cửa tăng 1,98%, lên 67.000 đồng.
Trên HNX, có 7 mã giảm sàn và đều là các mã nhỏ quen thuộc như NHP, FID. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã gia tăng ở các mã khác như KVC, DPS, G20 giúp các mã này hồi phục dần và tăng điểm, trong đó KVC đang được khớp hơn 4,3 triệu đơn vị và về tham chiếu 3.300 đồng. Đặc biệt, BII đã khởi sắc khi được kéo lên mức giá trần 3.100 đồng với hơn 455.000 đơn vị được khớp và còn dư mua trần 610.000 đơn vị. Điều đặc biệt là trong chuỗi giảm sàn kỷ lục của mình, BII luôn có lượng dư bán sàn lên tới cả triệu đơn vị, nhưng trong 2 phiên phục hồi cuối tuần trước và đầu tuần này, lượng bán lại khá hạn chế. Trong phiên cuối tuần trước, BII được khớp gần 2,6 triệu đơn vị.
Nên đọc
Theo ĐTCK
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy