Tin liên quan
Tuần qua, trái với lo ngại của giới đầu tư cùng những phân tích không mấy tích cực về thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro của các công ty chứng khoán, VN-Index đã chinh phục thành công mốc 620 điểm.
Thông tin tác động khá mạnh tới thị trường là việc Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 06 sửa đổi Thông tư 36 theo phướng siết tín dụng, nhất là tín dụng bất động sản một cách từ từ và gói 30.000 tỷ đồng cũng tiếp tục được giải ngân đến hết năm nay. Đây sẽ là yếu tố có thể ảnh hưởng đến đà hồi phục của nhóm cổ phiếu bất động sản trong trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài vẫn là yếu tố hỗ trợ tích cực tâm lý thị trường. Khối này liên tiếp thực hiện các phiên mua ròng trên cả hai sàn với tổng giá trị mua ròng cả tuần đạt gần 430 tỷ đồng.
Dù thị trường có những phiên tăng điểm mạnh và vượt ngưỡng kháng cự mạnh trên nhưng hầu hết chuyên gia phân tích chứng khoán đều cho rằng, khả năng vượt qua vùng đỉnh ngắn hạn xung quanh 628 điểm đối với chỉ số VN-Index vẫn còn để ngỏ trong tuần này.
Theo ông Lê Đức Khánh, Giám đốc chiến lược MSI, dưới góc độ phân tích kỹ thuật, nếu thị trường không điều chỉnh sâu dưới ngưỡng 600 điểm, mà bật ngay lên, thì ngưỡng kháng cự rất mạnh của thị trường trong ngắn hạn tiếp tục lại là điểm cao 620 - 625 điểm. Như vậy, với phiên điều chỉnh cuối tuần qua cho thấy khả năng thị trường sẽ xuất hiện các phiên điều chỉnh và việc "mua đuổi" cổ phiếu ở các giao dịch ngắn, trading T+ là hoàn toàn tiềm ẩn rủi ro cao.
Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần (6/6), thị trường vẫn duy trì đà giảm nhẹ. Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 0,79 điểm (-0,13%), tạm đứng ở mức 621,09 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,96 triệu đơn vị, trị giá 50,3 tỷ đồng.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường khá giằng co quanh mốc tham chiếu, các lệnh giao dịch ở các cổ phiếu bluechip chủ yếu mang tính chất thăm dò khiến biên độ dao động của các mã này khá hẹp.
Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, tâm điểm đáng chú ý OGC nhanh chóng tăng trần ngay đầu phiên trước kỳ ĐHCĐ thường niên năm 2016 nhờ lực cầu hấp thụ mạnh.
Theo thông báo trước đó, OGC sẽ tổ chức Đại hội lần 3 vào ngày 7/6, tại Rạp Fafim - 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, sau 2 lần tổ chức thất bại do không đủ số lượng cổ đông tham dự Đại hội.
Sau gần 1 giờ giao dịch, OGC tăng 6,9%, đứng ở mức giá 3.100 đồng/CP với khối lượng khớp dẫn đầu thị trường đạt 4,34 triệu đơn vị và dư mua trần 2,72 triệu đơn vị.
Cũng giống phiên cuối tuần trước, sau khi tiếp cận bất thành ngưỡng 625 điểm, áp lực chốt lời gia tăng mạnh đã kéo thị trường đi xuống. Sắc đỏ lan rộng bảng điện tử, trong đó, các cổ phiếu bluechip cũng giao dịch thiếu tích cực khiến chỉ số Vn-Index đảo chiều giảm điểm về cuối phiên.
Chốt phiên giao dịch sáng, sàn HOSE chỉ có 73 mã tăng và 137 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 1,81 điểm (-0,29%) xuống 620,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 77,38 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.382,48 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 9,67 triệu đơn vị, trị giá 305,88 tỷ đồng, đóng góp tích cực có hơn 8 triệu cổ phiếu HPG, trị giá hơn 268 tỷ đồng.
Trong khi đó, sàn HNX cân bằng hơn với 81 mã tăng và 100 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,03 điểm (+0,04%) lên 82,7 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26,88 triệu đơn vị, trị giá 295,23 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30, chỉ có BVH, VCB, HPG, SBT, KDC tăng điểm, tuy nhiên, đà tăng không đủ mạnh khi hầu hết các ông lớn đang giảm khá mạnh như VNM giảm 1,44%, MSN và GAS giảm 0,7-0,8%, PVD giảm 1,23%, HSG giảm 2,96%, HCM giảm 1,58%, các mã BID, SSI, FPT, MBB… đều giao dịch trong sắc đỏ.
Một số cổ phiếu đáng chú ý, cụ thể, OGC sau thời gian sôi động đầu phiên, lực cung cạn kiệt khiến thanh khoản lùi về vị trí thứ 2 đạt 4,55 triệu đơn vị, trong khi cầu vẫn tăng mạnh, lượng dư mua trần tiếp tục chất đống với 3,37 triệu đơn vị.
Ngoài OGC, một cổ phiếu tí hon khác cũng tạo ấn tượng khi bất ngờ giao dịch sôi động là PTL với khối lượng khớp hơn 4 triệu đơn vị, đứng thứ 3 về thanh khoản thị trường. Sau 5 phiên tăng trần liên tiếp, PTL đã quay về mốc tham chiếu trong phiên sáng nay và đứng giá 2.900 đồng/CP.
HPG sau thời gian tăng mạnh đầu phiên đã thu hẹp biên độ, chỉ còn tăng 1,12% lên mức giá 36.000 đồng/CP. Tuy nhiên, giao dịch sôi động của khối nội và ngoại khá sôi động, với khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn đạt 5,32 triệu đơn vị, khối ngoại bán ròng 8,45 triệu đơn vị.
Cuối tuần qua, quỹ FTSE đã chính thức công bố danh mục cơ cấu trong kỳ II/2016. Theo đó, GTN là mã duy nhất được thêm mới vào rổ danh mục cơ cấu, trong khi không có mã nào bị loại.
Thông tin trên đã tác động tích cực đến diễn biến cổ phiếu GTN. GTN bứt phá tăng mạnh và đóng cửa ở mức giá 17.300 đồng/Cp, tăng 2,98% và khớp 0,84 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, thanh khoản vẫn tập trung ở các mã quen thuộc. Trong đó, SCR dẫn đầu với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 2 triệu đơn vị và chốt phiên ở mức giá 9.600 đồng/CP, tăng 1,05%.
Nên đọc
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy