Nhóm cổ phiếu blue-chips là động lực của diễn biến đảo chiều thành công với thanh khoản trong rổ VN30 tăng 50% so với sáng 24/10.
Chốt phiên sáng 25/10, sàn HOSE có 177 mã tăng và 247 mã giảm (20 mã giảm sàn), VN-Index tăng 11,55 điểm (+1,17%), lên 997,7 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 423,9 triệu đơn vị, giá trị 6.823,4 tỷ đồng, tăng gần 50% về khối lượng và 42% về giá trị so với phiên sáng ngày 24/10. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 34,2 triệu đơn vị, giá trị 634 tỷ đồng.
Theo đó, BID tăng kịch trần +6,9% lên 32.450 đồng; CTG +6,7% lên 22.400 đồng; ACB +5,6% lên 20.600 đồng; MBB +5,1% lên 16.400 đồng; STB +4,7% lên 15.550 đồng. Các mã khác trong nhóm với VIB +2,4%, VCB +1,3%, HDB, TCB, VPB và TPB đều đóng cửa trong sắc xanh. Riêng cổ phiếu bất động sản vẫn chưa thể phục hồi thành công.
Chốt phiên sáng 25/10, sàn HNX có 48 mã tăng và 119 mã giảm (21 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 0,25 điểm (-0,12%), xuống 209,26 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 43,2 triệu đơn vị, giá trị 559,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,57 triệu đơn vị, giá trị 33,77 tỷ đồng.
Trước đó, trao đổi với phóng viên báo Tin tức, một số chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lo ngại về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng lãi suất điều hành thêm 1%/năm từ ngày 25/10.
Theo đó, trần lãi suất tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng 1%, lên 6%/năm; tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5%/năm lên 6%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng từ 6%/năm lên 7%/năm.
“Việc NHNN lại tiếp tục tăng lãi suất điều hành dự báo sẽ tác động mạnh tới nền kinh tế, thị trường tiền tệ. Mốc hỗ trợ 1.000 điểm của VN-Index vừa qua bị loại bỏ, chỉ số này đã đánh mất toàn bộ thành quả tạo dựng trong 2 năm qua. Lãi suất và giá chứng khoán luôn ngược chiều nhau. Tuy nhiên NHNN không thể nào làm khác vì trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất mục tiêu lên mức 3 - 3,25%/năm và dự báo còn tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 và năm 2023, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỉ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát”, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng chia sẻ với phóng viên báo Tin tức.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy