Theo đó, trong kịch bản lạc quan nhất, VN-Index cũng chỉ có thể vượt lên mốc 1.440 điểm nhưng ở kịch bản bi quan nhất có thể xuống ngưỡng 1.222 điểm.
Chứng khoán tháng 8 khó bứt phá? (ảnh minh họa)
Nhận định trong báo cáo chiến lược thị trường chứng khoán (TTCK) vừa công bố, Công ty Chứng khoán VNDirect cho hay trong tháng 7, chỉ số VN-Index sụt giảm mạnh 13,7% từ mức đỉnh do những lo ngại về làn sóng Covid-19 lần thứ 4 trở nên nghiêm trọng hơn với số ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng cao và giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước kéo dài hơn dự tính, sẽ tác động tiêu cực tới vĩ mô và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, thị trường cũng thận trọng hơn khi thanh khoản bình quân cũng sụt giảm 12,8% trong tháng 7/2021 so với tháng trước đó.
"Chúng tôi nhận thấy một số yếu tố hỗ trợ cho TTCK trong tháng 8/2021, bao gồm: dòng tiền tiếp tục ở lại TTCK (số dư tiền gửi của nhà đầu tư ở các công ty chứng khoán tại thời điểm cuối quý II/2021 tăng tới 32,3% so với thời điểm cuối quý I/2021); lợi nhuận của một số doanh nghiệp niêm yết mới công bố cao hơn dự báo của thị trường có thể nâng cao sự hứng khởi của NĐT; định giá của TTCK Việt Nam hiện tại ở mức khá hấp dẫn", phía VNDirect cho biết.
Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 mới trong nước tiếp tục ở mức cao và giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước có thể phải kéo dài thêm một vài tuần nữa, VNDirect cho rằng TTCK khó có thể thiết lập một đợt tăng giá mới mạnh mẽ trong tháng này.
"Chúng tôi dự báo chỉ số VN-Index giao dịch trong vùng 1.250-1.350 điểm trong tháng 8/2021", VNDirect nêu quan điểm.
Theo công ty chứng khoán này, vùng 1.250-1.270 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh cho chỉ số VN-Index trong tháng 8. Nhà đầu tư có thể nâng tỷ trọng cổ phiếu nếu thị trường điều chỉnh về vùng hỗ trợ, ưu tiên những cổ phiếu dẫn đầu thuộc những nhóm ngành có triển vọng tích cực trong thời gian tới như Bất động sản, Bán lẻ, Logistic.
Có phần tương đồng với VNDirect, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) dự báo VN-Index sẽ dao động trong khoảng từ 1.222 điểm đến 1.440 điểm từ nay đến cuối năm, với mục tiêu cơ sở là 1.350 điểm.
MASVN kỳ vọng lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE sẽ tăng hơn 33% trong năm 2021 trong trường hợp lạc quan nhất (dịch bệnh sớm được kiểm soát trong tháng 8). Ngược lại, trong trường hợp xấu, dịch bệnh kéo dài đến cuối tháng 10, mức tăng trưởng EPS chỉ kỳ vọng ở mức 28%.
"Thời gian kiểm soát dịch càng lâu càng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện tại, tiêu dùng trong nước có dấu hiệu chậm lại và bị tác động đáng kể bởi dịch bệnh; trong khi đó, dòng vốn FDI, xuất khẩu, đầu tư công tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, ngành bất động sản khu công nghiệp, ngành cảng biển, logistic, các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng sẽ có triển vọng tốt. Ngoài ra, xem xét lại bài học từ đợt dịch năm 2020, chúng tôi nhận thấy Công nghệ thông tin, Nguyên vật liệu, Ngân hàng, Chứng khoán là các nhóm ngành ít bị ảnh hưởng bởi dịch", báo cáo chiến lược của MASVN nhấn mạnh.
Tác giả: Thanh Long
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy