Quang cảnh bên ngoài sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chứng khoán thế giới đồng loạt đi xuống trong phiên 27/1, trong bối cảnh có những lo ngại về việc định giá cổ phiếu đang cao quá mức và khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra đánh giá thận trọng cho triển vọng nền kinh tế này.
Phiên này trên thị trường Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,1% xuống 30.303,17 điểm. Chỉ số S&P 500 sụt 2,6% xuống 3.750,77 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite để mất 2,6% và khép phiên ở mức 13.270,6 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng không nằm ngoài xu hướng suy giảm.
Theo đó, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) giảm 1,3% xuống 6.567,37 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) để mất 1,8% xuống 13.620,46 điểm và chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 1,2% xuống 5.459,62 điểm.
Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 khi đóng cửa cũng hạ 1,6% xuống 3.536,38 điểm.
Chứng khoán Phố Wall đã chìm trong sắc đỏ suốt cả phiên sau khi các công ty lớn công bố báo cáo thu nhập khá trái chiều.
Các chỉ số chính tiếp tục giảm sâu hơn hơn sau cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell, cùng những tuyên bố của ngân hàng trung ương Mỹ nêu bật những khó khăn đối với sự phục hồi của nền kinh tế.
Các nhà phân tích đã hy vọng nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào cuối năm nay với việc triển khai vắcxin ngừa COVID-19 trên diện rộng. Nhưng kế hoạch tiêm chủng đã gặp trục trặc ở Mỹ và cả châu Âu trong bối cảnh việc đảm bảo nguồn cung gặp nhiều thách thức.
Bên cạnh đó, giới đầu tư đang cảm thấy bất ổn trước mức tăng vượt trội của cổ phiếu GameStop và AMC Entertainment, vốn đã làm tăng thêm lo lắng về việc định giá cổ phiếu quá cao. Cổ phiếu của GameStop đã tăng 105%, trong khi AMC tăng gần 250%.
Nhà phân tích Patrick O'Hare của trang giao dịch Briefing.com cho biết sự sụt giảm của thị trường trong phiên ngày 27/1 phản ánh tâm lý dễ biến động của nhà đầu tư sau mức tăng vượt trội những ngày gần đây của GameStop và AMC Entertainment.
Điều này đã tạo ra một "đợt bán non" (short squeeze), chỉ việc khi giá cổ phiếu tăng lên rất mạnh buộc nhiều người bán khống (vốn đặt cược vào việc giá cổ phiếu đó sẽ giảm) phải chuyển sang mua vào để tránh lỗ. Động thái đó càng tạo thêm sức ép tăng giá cho cổ phiếu này.
Các nhà quản lý Mỹ cho biết họ đang theo dõi sự biến động trên thị trường xung quanh tình huống này.
Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 27/1, VN - Index giảm tới 38,95 điểm xuống 1.097,17 điểm, còn HNX - Index giảm 7,03 điểm xuống 220,79 điểm./.
Tác giả: H.Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy