6 nghìn tỷ USD “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc trong 3 năm qua. (Đồ hoạ: Shutterstock)
Bất chấp những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh nhằm xốc lại niềm tin vào nền kinh tế và chặn đà sụt giảm kéo dài của thị trường chứng khoán khiến 6 nghìn tỷ USD “bốc hơi” trong 3 năm, các nhà đầu tư vẫn lũ lượt rút lui.
Chỉ số Shanghai Composite tuần qua giảm 6,2%, mức giảm theo tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2018, còn chỉ số Shenzhen Component giảm 8,1%, mức giảm lớn nhất trong 3 năm. Hai chỉ số này giảm lần lượt 8% và 15% kể từ đầu năm nay.
Chỉ số blue-chip CSI 300, gồm 300 cổ phiếu lớn niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến, cũng giảm 4,6%, tạo nên tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2022. Chỉ số này giảm 7% từ đầu năm đến nay.
Sự trì trệ của thị trường bất động sản, tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ ở mức cao, giảm phát và tỷ lệ sinh giảm là một số vấn đề khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gặp khó khăn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc năm nay chỉ ở mức 4,6%, thấp hơn 5,2% của năm 2023. Đó là một trong những mức tăng trưởng yếu nhất trong nhiều thập kỷ, và sẽ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 3,5% vào năm 2028.
Tuần này bắt đầu bằng phán quyết của một toà án Hong Kong (Trung Quốc) về việc giải thể Evergrande, nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới và là bài học điển hình của cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc.
Quyết định này đặt ra một loạt câu hỏi về tương lai của tập đoàn cũng như nhiều hãng đang mất khả năng thanh toán khác.
Tuần trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc thông báo sẽ mở rộng cơ hội cho các hãng bất động sản tiếp cận khoản vay từ ngân hàng thương mại.
Đây là động thái mới nhất trong một loạt sáng kiến nhằm xốc lại niềm tin, bao gồm cam kết sẽ mở cửa hơn nữa ngành tài chính trị giá 64 nghìn tỷ USD của Trung Quốc cho các nhà đầu tư nước ngoài và tính đến biến động giá cổ phiếu khi đánh giá hiệu quả hoạt động của người đứng đầu các công ty nhà nước.
Những biện pháp mới nhanh chóng trấn an các nhà đầu tư trong tuần trước, nhưng có vẻ họ vẫn lo lắng về quỹ đạo của nền kinh tế Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho biết, những nhà đầu tư Trung Quốc mà họ đã trao đổi đều bày tỏ lo ngại về triển vọng dài hạn của nền kinh tế và “kỳ vọng thấp” vào những biện pháp kích thích của chính phủ.
Trái ngược với tình hình ở Trung Quốc, chỉ số Sensex theo dõi 30 công ty lớn của Ấn Độ và chỉ số Nifty 50 tăng vọt trong những tháng gần đây.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của chứng khoán của Ấn Độ phản ánh tiềm năng của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán GDP của Ấn Độ sẽ tăng 6,5% trong năm 2024 và 2025, vượt xa các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.
Tác giả: Bình Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy