Dịch COVID-19 cùng áp lực bán ròng của khối ngoại tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư và khiến VN-Index có lúc giảm gần 19 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Tuy vậy, đến cuối phiên, lực cầu bắt đáy đã khiến đà giảm của VN-Index thu hẹp còn gần 9 điểm, trụ trên ngưỡng 1.241 điểm. VN30-Index có phần tích cực hơn khi chỉ giảm chưa tới 0,3%, dừng ở mức 1.340 điểm.
Theo nhóm chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần giao dịch từ 10 – 14/5, thị trường dự báo sẽ điều chỉnh vào đầu tuần và có thể hồi phục về cuối tuần. Vùng 1268 - 1275 điểm vẫn là vùng cản mạnh mà chỉ số cần phải vượt qua nếu muốn xác lập lại xu thế tăng điểm trong ngắn hạn.
“VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục có biến động đi ngang tích lũy để tạo nền giá mới trên mốc 1200 điểm trong ngắn hạn”, báo cáo của BVSC nêu.
Tương tự, các chuyên viên phân tích thị trường của Công ty Chứng khoán Asean (Asean SC) cho rằng trong phiên giao dịch đầu tuần tới, chỉ số VN-Index có thể tăng điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng kháng cự gần 1.245 – 1.250 điểm. Tuy nhiên, đây là vùng cản có thể sẽ khiến chỉ số gặp áp lực rung lắc, nhịp điều chỉnh giảm có thể sẽ xuất hiện.
Theo Asean SC, phân tích kỹ thuật cho thấy tín hiệu khá tiêu cực, bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế. Từ đó, đội ngũ chuyên gia đến từ Asean SC nhận định trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.235 – 1.240 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.225 – 1.230 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1.245 – 1.250 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.255 – 1.260 điểm.
Dưới góc nhìn lạc quan, các chuyên viên phân tích đến từ công ty chứng khoán KBSV cho rằng xu hướng tăng ngắn hạn vẫn được bảo lưu mặc dù chỉ số có thể tiếp tục trải qua diễn biến rung lắc. Rủi ro điều chỉnh sâu chỉ tăng cao nếu chỉ số đánh mất vùng hỗ trợ gần tại 1.125 - 1.130 điểm trong phiên kế tiếp.
Nhà đầu tư được khuyến nghị ưu tiên tập trung cho các vị thế ngắn hạn, nắm giữ một phần nhỏ và quay vòng phần còn lại - bán theo kỳ vọng khi vượt đỉnh và mua khi điều chỉnh về lại hỗ trợ.
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, chỉ số VN-Indnex tăng 2,42 điểm lên 1.241,81 điểm. Chỉ số tăng điểm chỉ tăng điểm tại 2 trên 4 phiên giao dịch trong tuần với 138 mã tăng và 236 mã giảm. TCB của Techcombank, CTG của Vietinbank và HPG của Hòa Phát là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho VN-Index khi đóng góp lần lượt 5,65, 2,98 và 2,38 điểm. Trong khi đó, VNM của Vinamilk, VCB của Vietcombank và SAB của Sabeco là 3 mã có tác động tiêu cực nhất cho chỉ số. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đóng cửa tuần này ở mức 279,86 điểm, giảm 1,89 điểm, tương đương -0,67%. Chỉ số giảm điểm tại 2 trên 4 phiên giao dịch trong tuần với 185 mã giảm và chỉ 116 mã tăng. |
Tác giả: Hòa Bình
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy