Tháng 4 này, chúng tôi tìm về Bến Tre gặp gỡ Đại tướng Lê Văn Dũng, vị Đại tướng QĐND VN người gốc Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay. Tháng 4 lịch sử cách đây 40 năm, ông chiến đấu ở cấp trung đoàn.
Trung đoàn 1, sư đoàn 9 chúng tôi nằm trong đội hình của binh đoàn 232, quân đoàn dã chiến ở vùng Tây Nam, từ Long An đánh vào Sài Gòn. Trung đoàn 1, sư đoàn 9 là đơn vị chủ công của hướng này.
Mục tiêu của chúng tôi được giao là biệt khu đô thành, tức bộ tư lệnh thành phố Sài Gòn. Điểm cuối là hội quân của 5 mũi tiến công tại dinh Độc Lập. Trung đoàn chúng tôi có 6 chiếc xe tăng. Khi đó tôi làm chính ủy trung đoàn cùng với trung đoàn trưởng ngồi chiếc xe tăng đầu tiên đi với một tiểu đoàn đầu tiên, còn dọc đằng sau là 5 chiếc xe tăng nữa.
Trên đường đến mục tiêu, vào ngã tư Bảy Hiền thì phải gặp lớp phòng thủ của địch, do chỉ cách chúng tôi khoảng 300 thước nên buộc phải tổ chức đánh phản công.
Trong chặng hành quân vào mục tiêu cuối cùng là dinh Độc lập để hội quân, chúng tôi có ghé bệnh viện Vì Dân để đưa thương binh của mình vào cứu chữa. Các bác sĩ của bệnh viện từ chối không hợp tác.
Cảm giác của ông khi kết thúc chiến dịch như thế nào?
Vì đây là trận chiến quyết định cuối cùng giải phóng Sài Gòn nên tôi chờ đợi chiến thắng, mình sẽ chụp lại những khoảnh khắc lịch sử. Tập trung làm nhiệm vụ cho đến thời khắc trưa 30/4, quân và dân vỡ òa niềm vui giải phóng.
Chiến thắng từ dân mà ra.
Khi chiếc xe tăng của cánh quân chúng tôi qua khỏi bùng binh đường 3/2 bây giờ, đi vào đường Cách mạng Tháng 8, tức cũng khá gần mục tiêu là dinh Độc lập rồi nhưng chúng tôi tắc, không biết đi theo hướng nào tiếp.
"Chiến thắng là từ dân mà ra"
Dẫn đến nơi, bác nhảy xuống rồi đi mất, chúng tôi lo hội quân nên không nhớ đến bác. Xong việc mới chợt nhớ ra người dẫn đường chưa biết tên, địa chỉ ở đâu, không có cách gì liên lạc để mình có lời cảm ơn. Tài sản quý nhất của người ta là chiếc xích lô, vì cách mạng, họ chẳng ngần ngại vứt bỏ lại để giúp quân giải phóng.
Nhớ lại ngày 30/4 năm ấy, khi tiến vào Sài Gòn, chúng tôi chứng kiến cảnh người dân túa ra đường cầm cờ giải phóng mà họ chuẩn bị từ bao giờ.
Đêm nằm nhớ đồng đội
Tôi làm lính binh nhất ở 1 sư đoàn, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn. Sau này làm tư lênh quân đoàn, tư lệnh quân khu, không đi đơn vị nào khác, trung đoàn thì cũng ở trung đoàn 1 sư đoàn 9 thôi, từ chiến sỹ đến chính ủy trung đoàn, sau này làm sư phó rồi sư trưởng, phó tư lệnh quân đoàn rồi Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Quân khu 7.
Nhưng cũng bởi vậy những trận đánh ác liệt, những đồng đội mình đã hy sinh thì gắn với ký ức của mình sâu nặng, nhiều lắm. Hồi năm 1969, sau một trận đánh, tôi với một đồng đội là cậu Tư quê ở Thanh Hóa làm y tá ở lại kiểm tra thương binh xem còn ai không, xong xuôi hết ra về gặp địch phản kích.
Tôi nhỏ bé, chỉ hơn 40 kg, còn cậu ấy nặng 60 kg, chân thương nặng đau không lết nổi. Cậu ấy dứt khoát đòi ở lại kháng cự địch để tôi cầm thuốc tháo chạy rút lui, nếu không có thể cả hai phải cùng hy sinh. Nhưng rồi chúng tôi ráng 3 chân, 4 cẳng xốc nách cõng nhau cùng thoát.
Chúng tôi đã đi cùng nhau cận kề cái chết trong những ngày đất nước rực lửa kháng chiến, nhưng đã không ở lại cùng nhau đủ đầy để chứng kiến ngày đất nước thống nhất.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy