Sau hàng loạt cơn sốt đất liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương, câu chuyện đánh thuế bất động sản lại một lần nữa dậy sóng. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang xây dựng đề cương báo cáo rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi chính sách thuế bất động sản. Đề xuất này từng được đưa ra từ năm 2018.
Thảo luận về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn (thành viên PropertyGuru) cho rằng chính sách thuế sẽ góp phần hạn chế nạn đầu cơ, tạo sốt đất ảo, từ đó ổn định giá bất động sản. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế trong ngắn hạn, vì quan hệ cung - cầu mới là yếu tố quyết định giá cả trên thị trường nói chung, không chỉ riêng bất động sản.
Đánh thuế bất động sản được cho là ổn định thị trường trong ngắn hạn nhưng có thể gây ra hệ lụy lâu dài. Ảnh: Xuân Hoát.
Ông dẫn chứng ở Singapore, nơi Chính phủ đang áp dụng biện pháp đánh thuế bất động sản để hạ nhiệt thị trường, do nguồn cung không đáp ứng lượng cầu nên giá bất động sản vẫn tăng.
“Thuế là biện pháp tốt, sẽ góp phần điều chỉnh thị trường nhưng theo tôi chỉ là giải pháp trong ngắn hạn 6-12 tháng hoặc 1-2 năm. Thị trường bất động sản Việt Nam phát triển rất lệch. Có đến 80% giao dịch diễn ra tại các trục chính là Hà Nội và TP.HCM, do đó biện pháp dài hạn phải là gia tăng nguồn cung”, ông Quốc Anh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn cho rằng thuế chỉ là một trong rất nhiều chi phí của các nhà đầu tư, nên nếu lợi nhuận quá cao thì chi phí này cũng không đủ để làm rào cản.
Mặt khác, tiền thuế sử dụng đất tăng sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm bán ra tăng, còn thuế chuyển nhượng tăng sẽ làm tăng giá mua của nhà đầu tư. Nói cách khác, người mua sau phải gánh phần chi phí này cho người mua trước. Như vậy, về lâu dài biện pháp này thậm chí còn khiến người dân khó mua nhà, tích lũy tài sản hơn.
Do đó, ông cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục như hiện nay, Chính phủ chưa nên đánh thuế bất động sản.
Còn theo ông Lê Xuân Mão, Phó tổng giám đốc Dịch vụ thuế doanh nghiệp tại RSM Việt Nam, việc đưa chính sách thuế bất động sản vào thực tiễn ở Việt Nam phải cần rất nhiều thời gian.
Ông lấy ví dụ năm 2011, Trung Quốc bắt đầu thí điểm áp dụng thuế trong quá trình nắm giữ tài sản tại Thượng Hải và Trùng Khánh. Tuy nhiên, sau 10 năm, Chính phủ Trung Quốc mới xem xét lại để triển khai rộng rãi sắc thuế này.
Trong bối cảnh này, giá đất nền ở nhiều địa phương vẫn đang tăng mạnh, theo sau thông tin về quy hoạch của chính quyền và các dự án của những chủ đầu tư lớn.
Dữ liệu từ Batdongsan.com.vn cho biết mức độ quan tâm đất nền Khánh Hòa trong 3 tháng đầu năm tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái - thời điểm sốt đất mạnh sau đại dịch. Giá rao bán vì thế cũng tăng 26%. Diễn biến tương tự được ghi nhận ở Bình Thuận, Đăk Lăk, Quảng Nam, Thanh Hóa, Long An, Đồng Nai...
Tác giả: Lan Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy