Liên quan đến đợt rét lần này ở miền Bắc, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương.
Sáng nay (9/1), trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) đã xuất hiện băng giá. (Ảnh: Hoàng Lăng Huy).
- Từ đầu tuần này, người dân ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã cảm nhận rất rõ rệt về đợt không khí lạnh lần này, nhất là cảm giác rét tê tái khi phải di chuyển bằng bằng xe máy hoặc lao động ngoài trời. Nhiều người cho rằng, đây là đợt rét mạnh nhất từ đầu mùa Đông đến nay. Vậy ông đánh giá về đợt rét này như thế nào?
- Thông thường, ở các tỉnh miền Bắc nước ta, tháng 1 không khí lạnh (KKL) thường hoạt động mạnh nên đây cũng là thời kỳ có nền nhiệt thấp nhất trong năm và sự xuất hiện của đợt KKL này cũng phù hợp với thời kỳ này hàng năm. Đợt không khí lạnh lần này đã gây gió tại Bạch Long Vỹ mạnh đến 20m/s (cấp 8); giật cấp 10 và theo tiêu chí, đây là đợt không khí lạnh có cường độ mạnh.
Đến sáng ngày 9/1, nhiệt độ thấp nhất trên khu vực Bắc Bộ giảm xuống từ 8 đến 11 độ C (trong đó tại Hà Nội: 9.8 độ C), vùng núi cao như Sa Pa giảm xuống 3,7 độ C và Mẫu Sơn của Lạng Sơn đã ghi nhận được nhiệt độ lúc 7h sáng là -0.3 độ C. Ngoài ra, nhiều nơi trời có mưa, thời tiết ẩm ướt khiến cảm giác rét tăng lên. Đến trưa chiều ngày 9/1, mưa giảm hơn nhưng nhiệt độ tăng chậm nên toàn khu vực Bắc Bộ ở trong ngưỡng rét đậm, rét hại.
- Vậy đâu là nguyên nhân gây ra đợt rét đậm, rét hại này ở miền Bắc?
- Nguồn gốc của đợt KKL này bắt nguồn từ áp cao lạnh Siberi, (khối áp cao tồn tại trong khu vực từ 40 đến 60 độ vĩ Bắc), sau khi tràn qua Trung Quốc thì lan dần xuống Việt Nam. Đến Việt Nam là khu vực vĩ độ thấp hơn (khu vực nhiệt đới), nhiệt độ của khối không khí lạnh này đã tăng hơn so với khi đi qua khu vực lục địa Trung Quốc nhưng vẫn đủ để gây ra sự chuyển biến mạnh về thời tiết, gây ra mưa và gió mạnh, rét đậm rét hại cho các tỉnh Bắc Bộ.
- Ông cho biết, đợt rét này ở miền Bắc kéo dài đến khi nào?
- Dự báo đợt rét đậm, rét hại lần này tại các tỉnh Bắc Bộ cũng như Thủ đô Hà Nội sẽ còn kéo dài đến hết ngày 14/1 (tức ngày Chủ Nhật tuần này), trong đó khu vực núi cao cần đề phòng băng giá.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Báo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy