Cập nhật đầu tháng 10, lãi suất tiền gửi tại 4 ngân hàng thương mại lớn – Big 4 (Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank) nhìn chung đã tăng từ 0,7-1% so với tháng trước. Các nhà băng thuộc nhóm này chủ yếu tập trung tăng mạnh lãi suất ở các kỳ hạn dưới 6 tháng.
Đáng chú ý, 9 tháng đầu năm, những ngân hàng này ít điều chỉnh, hoặc chỉ điều chỉnh lãi suất nhẹ. Tuy nhiên, sau khi các quyết định tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, Big 4 lại tăng đến 1% và là nhóm nhà băng có mức tăng mạnh nhất.
Dù vậy, lãi suất huy động của Big 4 vẫn còn thấp hơn so với các NHTMCP tư nhân. Mức lãi suất cao nhất được ghi nhận ở nhóm này chỉ là 6,4%/năm, trong khi mức lãi suất cao nhất trên thị trường đã lên trên 8%/năm, các ngân hàng tư nhân như top đầu như VPBank, Techcombank cũng đã có lãi suất cao nhất trên 7,5%/năm.
Với vị thế chiếm gần 45% thị phần tiền gửi và cho vay, việc 4 ngân hàng lớn trên tăng mạnh lãi suất huy động đã dấy lên không ít lo ngại về việc mặt bằng lãi suất đầu vào và đầu ra sẽ bị đẩy lên.
Theo ông Trần Ngọc Báu, CEO Wi Group, việc tăng trần lãi suất huy động đi kèm với tăng các loại lãi suất điều hành khác từ phía NHNN là động thái mang tính chất điều hòa với thị trường và khó có thể diễn biến khác đi. Vì trên thực tế, các loại lãi suất nhạy cảm với thị trường như lãi suất liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở (OMO – Tín phiếu) và lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại cổ phần đã bắt đầu tăng rõ rệt từ tháng 6/2022. Nếu NHNN tiếp tục duy trì các loại lãi suất điều hành ở mặt bằng thấp sự cong vênh trong hoạt động của thị trường tiền tệ là điều khó tránh khỏi.
Vị này nói thêm, việc thay đổi lãi suất của khối NHTM nhà nước thường bị kiểm soát chặt chẽ hơn so với các khối khác. Vì lẽ đó, các ngân hàng này gặp không ít khó khăn về cạnh tranh huy động vốn so với các nhà băng khác. Đây cũng là rào cản lớn với hoạt động của khối này trong 3-6 tháng vừa qua. Việc NHNN chấp thuận tăng trần lãi suất huy động kéo theo khối này tăng mạnh lãi suất huy động đầu vào là điều không quá khó hiểu. Khoảng chênh lệch giữa lãi suất các khối ngân hàng thương mại tiếp tục cho thấy áp lực tăng lãi suất động của các NHTM nhà nước vẫn còn hiện hữu trong thời gian tới.
Việc nhóm NHTM nhà nước được “tháo bớt cùm” sẽ kích hoạt nhóm này tăng lãi suất và cạnh tranh về huy động với các khối NHTM khác. Tuy nhiên, áp lực có thể sẽ không phải là quá lớn vì cơ cấu đặc thù huy động của từng khối vẫn có sự phân nhánh nhất định. Nhìn chung, lãi suất huy động sẽ có thêm áp lực tăng lên và lãi suất cho vay cũng sẽ theo đó mà nâng lên trong khoảng 6 tháng đến 1 năm tới.
“Với bối cảnh hiện tại, tôi cho rằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng từ 1-1,5% trong 6 tháng đến 1 năm tới. Tình hình tín dụng hiện giờ cũng cho thấy lãi suất cho vay tăng theo là điều không quá khó hiểu. Giai đoạn tới là mùa tín dụng cuối năm, tôi cho rằng lãi suất cho vay nhiều khả năng có thể sẽ thiết lập ở một mặt bằng mới so với hiện tại”, ông Báu nhận định.
Tác giả: Văn Tuệ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy