Dòng sự kiện:
Chuyên gia mách mẹ phòng bệnh táo bón cho con
16/08/2018 14:07:44
Nhiều người lầm tưởng rối loạn tiêu hóa là một vấn đề đơn giản, nhưng trên thực tế những triệu chứng của tình trạng này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề sức khỏe thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ em và phụ nữ trong thai kỳ. Đây là một hội chứng gây khó chịu, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra bất tiện và thậm chí căng thẳng cho người bị đặc biệt là trẻ em. Do đó, nhiều người lầm tưởng rối loạn tiêu hóa là một vấn đề đơn giản, nhưng trên thực tế những triệu chứng của tình trạng này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh

Theo, TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia , các nghiên cứu liên quan về dinh dưỡng trên thế giới cho thấy, có đến 90-95% rối loạn tiêu hoá, đặc biệt táo bón là liên quan đến dinh dưỡng và một phần là do chế biến thức ăn sai.

TS. Nga cũng cho biết thêm, tại các phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng, cả trẻ em và người lớn đều chiếm tý lệ  cao. Vấn đề rối loạn tiêu hoá, táo bón là một trong những nguyên nhân khiến mọi người đi khám dinh dưỡng chiếm tỷ lệ khá lớn. Tại Trung tâm khám dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia có đến 50% số người đến khám có liên quan đến vấn đề rối loạn tiêu hoá, táo bón.

Cũng theo TS. Nga, vấn đề táo bón cũng là vấn đề hay  gặp ở trẻ em. Lý giải về điều này, TS Nga nói, hiện nay các gia đình sinh ít con, trẻ được chăm sóc kỹ lưỡng từ bữa ăn – giấc ngủ - vệ sinh là 3 vấn đề quan trọng nhất. Bữa ăn được chú trọng chăm chút hơn bổ sung nhiều đạm hơn, trẻ ít vận động, ít uống nước nên càng dễ xảy ra tình trạng táo bón.

Nên cho trẻ vận động nhiều (ảnh minh hoạ)

“Đối với trẻ táo bón thì ăn kém ngủ kém hơn, dẫn đến các hệ luỵ về sức khoẻ như thiếu máu, còi xương nặng. Khi trẻ bị táo bón phân không tống ra được làm cho đứa trẻ khó chịu thấy ấm ách, ngoài việc đầy hơi khó chịu trẻ bị táo bón không đi ngoài được nhiều chất độc trong cơ thể không được tống ra ngoài lại gây ra các phản ứng bất lợi cho cơ thể. Có thể gây ra nhiều bất lợi cho trẻ”. TS Nga nhấn mạnh.

TS. Nga cũng lưu ý thêm,  trong vấn đề dinh dưỡng cho trẻ nhiều người lớn mắc sai lầm khi  chế biến thức ăn cho trẻ chủ yếu là dùng hấp, luộc và tránh xa thức ăn có dầu mỡ, những cách ăn này có thể tốt cho người lớn nhưng lại không phải tốt nhất cho trẻ em, vì trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cần rất nhiều chất béo cho cơ thể. Mặc dù vậy, việc chế biến cần phải đảm bảo không bị cháy quá.

Đồng quan điểm này, TS. Dương Trọng Hiền phó trưởng khoa Cấp cứu tiêu hoá, BV Việt Đức chia sẻ, mỗi lứa tuổi hệ hóa tiêu hoá khác nhau, trẻ em có hệ tiêu hoá riêng, nên thức ăn của trẻ cũng sẽ không giống thức ăn người lớn hay người già.

Để phòng tránh táo bón và rối loạn tiêu hoá cho trẻ, các chuyên gia lưu ý cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ nước để đảm bảo tiết dịch, tiết nhầy tốt nhất. Ăn nhiều rau xanh, khuyến khích trẻ vận động. Ngoài ra, trẻ cần đi vệ sinh đúng giờ, tạo thói quen kích thích phản xạ đi vệ sinh tốt. Nếu không dễ thành táo bón mạn tính.

TS. Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng quốc gia

Trả lời thắc mắc của một số mẹ về việc cho con ăn sữa chua thế nào là hợp lý để tốt cho hệ tiêu hoá, TS Nga chia sẻ, nhiều phụ huynh lầm tưởng sữa chua gây đau dạ dày nên  hạn chế. Sữa chua là dạng chế phẩm của sữa , trẻ bắt đầu ăn dặm thì cho trẻ ăn sữa chua kể cả bé được bú mẹ vẫn thêm sữa chua, số lượng không cần thiết phải hạn chế, theo khả năng ăn của trẻ, trẻ không có điều kiện kiện bú mẹ phải ăn sữa công thức có thể tăng lượng sữa chua, trong trường hợp đấy lượng sữa chua cần bổ sung trong ngày của trẻ có thể nhiều hơn.

Không nên chọn sữa quá chua mà chọn loại sữa có loại ngọt bình thường. Chọn sữa đảm bảo của nhà sản xuất quy tình bảo quản nếu không cẩn thận hỏng gây ra rối loạn tiêu hoá cho trẻ. Một điều nữa các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, không nên ăn quá lạnh, trước khi ăn có thể để ra ngoài khoảng 5 phút cho bớt lạnh sau đó cho trẻ ăn. Việc này không ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến