Đeo khẩu trang cho em bé khi vào khu vực cách ly tập trung theo dõi COVID-19 tại Trung đoàn 814, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Tác giả bài báo cho biết trong gần 3 tháng qua, Việt Nam không có ca lây nhiễm mới nào trong cộng đồng và các trường hợp nhiễm mới là những người nhập cảnh và đã được cách ly. Nhờ đó, các câu lạc bộ được mở cửa, các sự kiện lớn vẫn diễn ra, các hội nghị được tổ chức trực tiếp, sự vận hành của thị trường không bị gián đoạn và cuộc sống hằng ngày hầu như vẫn diễn ra bình thường.
Bài báo dẫn lời Giáo sư, Tiến sĩ Thirumalaisamy P. Velavan thuộc Đại học Tổng hợp Tübingen ở Đức, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y học Việt - Đức (VG-CARE) ở Hà Nội, cho rằng chính tốc độ phản ứng nhanh chóng với sự bùng phát của đại dịch COVID-19 là yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược chống dịch của Việt Nam.
Ông nhấn mạnh: "Việt Nam đã phản ứng một cách toàn diện và nhanh chóng với đại dịch. Ngay từ đầu dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam đã xác định những người tiếp xúc, thực hiện cách ly và huy động hiệu quả các cơ quan nhà nước vào cuộc".
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ngay lập tức yêu cầu thực hiện đeo khẩu trang, giữ vệ sinh dịch tễ, hướng dẫn giữ khoảng cách và cách ly với tất cả các trường hợp đã tiếp xúc tới cấp độ 3 (F3) với người nhiễm (F0).
Theo Giáo sư Velavan, các biện pháp trên đã được thông báo một cách rõ ràng, minh bạch dựa trên cơ sở khoa học - y tế. Mọi trường hợp, bao gồm cả trường hợp nghi mắc COVID-19, đều được thông báo qua các phương tiện truyền thông nhà nước.
Giáo sư cũng nhấn mạnh mục tiêu quét sạch hoàn toàn virus SARS-CoV-2 khỏi đất nước cũng được xác định rõ ràng ngay từ đầu, người dân tuân thủ các biện pháp chống dịch.
Theo Giáo sư Velavan, Chính phủ Việt Nam đã đặt con người trước lợi nhuận. Ông cho biết, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh, nặng nhất là ngành du lịch, trong khi tăng trưởng kinh tế dự kiến giảm, song vẫn ở mức tích cực. Kể từ tháng 4, Việt Nam chỉ cho phép công dân Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh, cũng như các chuyên gia và nhà ngoại giao nước ngoài. Hiện ngành du lịch chưa thể có được doanh thu từ du khách nước ngoài. Nhiều công ty du lịch và khách sạn đã phải sa thải nhân viên hoặc đóng cửa hoàn toàn. Trong 7 tháng đầu năm, doanh thu từ du lịch, lữ hành đã giảm trên 55% và dự kiến trong cả năm 2020, con số này sẽ còn giảm đáng kể.
Ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) cho rằng ngành du lịch của Việt Nam sẽ thất thu khoảng 23 tỷ USD trong năm nay.
Bài báo cũng dẫn lời ông Đồng Huy Cương thuộc Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, cho rằng đường lối rõ ràng của Chính phủ Việt Nam và sự sẵn sàng của người dân là những yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch ở Việt Nam. Ông Cương cũng nhấn mạnh tới việc thông tin hiệu quả, trong đó mọi thông tin đều minh bạch, dễ hiểu và qua đó người dân ý thức được rằng các biện pháp được thực hiện chính là để bảo vệ bản thân.
Tác giả: Mạnh Hùng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy