Chiều 28/12, sau hai ngày xét xử, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Giang (SN 1949, cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – VEAM) 5 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Cùng tội nêu trên, tòa tuyên bị cáo Lâm Chí Quang (SN 1954, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị VEAM) 5 năm tù; Đào Huấn Ngữ (SN 1955, cựu Giám đốc Công ty Đúc số 1) 33 tháng tù.
Riêng bị cáo Nguyễn Văn Khôi (SN 1956, cựu Ủy viên Hội đồng quản trị, kiêm Trưởng Ban kiểm soát Tổng công ty) bị tuyên phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị cáo tại phiên tòa.
Cơ quan tố tụng cáo buộc, lợi dụng thực hiện đề án di dời Công ty Đúc số 1 (đơn vị thuộc VEAM) tại số 220 Bình Thới vào khu công nghiệp theo quyết của UBND TP Hồ Chí Minh, bị Nguyễn Thanh Giang cùng đồng phạm đã bàn bạc thu lợi từ dự án xây dựng khu nhà ở và trung tâm thương mại, dịch vụ tại mặt bằng số 220 đường Bình Thới.
Theo đó, từ năm 2006 - 2008, Giang ký Hợp đồng hợp tác với Công ty Phương Nam do Trần Quốc Dân (Tổng Giám đốc làm đại diện góp vốn) để thành lập Công ty liên doanh Đúc Phương Nam.
Công ty Phương Nam cho VEAM vay toàn bộ tiền chuyển mục đích sử dụng đất và VEAM có trách nhiệm chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Đúc Phương Nam.
Khi được cấp sổ đỏ để xây dựng nhà ở chung cư và trung tâm thương mại thì Công ty Đúc Phương Nam ký hợp đồng với Công ty An Phú thỏa thuận việc thành lập Công ty Phú Vinh và giải thể Công ty Đúc Phương Nam.
Sau khi Công ty Đúc Phương Nam giải thể, Nguyễn Thanh Giang đề nghị và được Hội đồng quản trị VEAM ban hành nghị quyết phê duyệt việc VEAM góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại số 220 Bình Thới trị giá 115 tỷ đồng vào Công ty Phú Vinh. Đồng thời, cử Đào Huấn Ngữ làm người đại diện phần vốn góp của VEAM tại Công ty Phú Vinh, bàn giao đất cho Công ty Phú Vinh.
Đến ngày 8/9/2008, Hội đồng quản trị VEAM họp ra nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty Phú Vinh cho Công ty Phương Nam.
Sau đó, Sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 cho Công ty Phú Vinh, lúc này, VEAM không còn là cổ đông của Công ty Phú Vinh, không còn quyền lợi liên quan đến khu đất 220 Bình Thới.
Viện kiểm sát xác định Lâm Chí Quang, Nguyễn Thanh Giang, Đào Huấn Ngữ, thực hiện thủ tục góp vốn, chuyển nhượng cổ phần là giá trị quyền sử dụng đất của tại số 220 Bình Thới đã vi phạm quy định pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước 165 tỷ đồng.
Đối với Nguyễn Văn Khôi và Nguyễn Văn Chương cùng với Nguyễn Thanh Giang và Lâm Chí Quang là các thành viên của Hội đồng quản trị đã ký Nghị quyết đồng ý để VEAM góp vốn và chuyển nhượng cổ phần. Kết quả điều tra xác định khi ký các nghị quyết, Hội đồng quản trị VEAM không họp mà chỉ lấy ý kiến các thành viên theo hình thức ký nghị quyết.
Tác giả: Hoàng An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy