Trong khi thanh khoản trên thị trường chứng khoán cơ sở giảm xuống mức thấp thì thị trường chứng khoán phái sinh lại liên tục lập kỷ lục mới về giá trị lẫn khối lượng giao dịch. Nhiều ý kiến cho rằng dòng tiền đang dịch chuyển từ thị trường cơ sở (TTCK cơ sở) sang thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS), thậm chí là có dấu hiệu làm giá trên thị trường phái sinh để tác động ngược lại thị trường cơ sở.
Vậy có hay không việc này? Phóng viên truyền hình Quốc hội đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Phúc Toàn - Phó Giám đốc phòng thị trường chứng khoán phái sinh - Sở GDCK Hà Nội (HNX). Buổi phỏng vấn được phát trên bản tin Dòng chảy của tiền, truyền hình Quốc hội.
Trên thị trường đang đồn đoán rằng việc các nhà đầu tư đang rút tiền khỏi thị trường chứng khoán cơ sở để chuyển sang thị trường chứng khoán phái sinh? Ông nhận định sao về thông tin này?
Thị trường đặt ra vấn đề này là có thể hiểu được tuy nhiên theo tôi phải nhìn nhận vấn đề này theo cách hiện đại hơn. Chúng ta có thể thấy rằng hiện nay tổng số lượng hợp đồng giao dịch một ngày khoảng hơn 100.000 và quy mô như vậy so với giá trị vốn hóa thị trường của các cổ phiếu trong rổ chỉ số VN30 là không lớn.
TTCKPS là một phần của TTCK Việt Nam nói chung. Dòng tiền hoạt động trên TTCKPS căn bản cũng vẫn là dòng tiền trên thị trường chứng khoán nói chung, thị trường cổ phiếu nói riêng và không đi đâu cả, quan trọng thị trường đó phản ánh đúng và chính xác xu hướng phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam.
Bản chất của thị trường chứng khoán phái sinh là công cụ phòng ngừa rủi ro, khi thị trường có nhiều biến động, nhưng lại có ý kiến cho rằng, trên thị trường phái sinh có hiện tượng các nhà đầu tư “làm giá” để tác động ngược trở lại thị trường cơ sở, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi cho rằng ý kiến này là không có cơ sở kể cả mặt lý luận lẫn thực tiễn, dùng một thị trường nhỏ hơn để tác động vào một thị trường lớn hơn là rất khó. Về mặt kỹ thuật khi chúng tôi được đào tạo hay phân tích cụ thể về các phương pháp về đầu tư…thì việc thực hiện như trên là không thể. Thêm vào đó, nếu chúng ta nhìn kinh nghiệm quốc tế, người ta có nói về vấn đề thao túng giá liên thị trường nhưng chủ yếu là từ thị trường cơ sở sang thị trường phái sinh.
Xin ông cho biết việc giám sát giao dịch trên thị trường phái sinh đã được HNX thực hiện như thế nào? HNX đã và đang có những biện pháp gì để ngăn chặn những dấu hiệu làm giá, đồng thời thức đẩy sự phát triển của cả 2 thị trường phái sinh và cơ sở?
Ngay từ ngày đầu thành lập thị trường, HNX và các cơ quan quản lý luôn xác định giám sát giao dịch là trọng tâm của TTCKPS. Song song các quá trình triển khai thị trường, chúng tôi đã thiết lập các công cụ về giám sát. Chúng tôi các quy trình về giám sát nội bộ, báo cáo UBCKNN trước khi công bố ra thị trường các hành vi xử lý. Về mặt công cụ kỹ thuật, chúng tôi có không chỉ là một lớp tác nghiệp mà thực tế có các bộ phận giám sát tiền đổi, các lớp giám sát liên quan đến các giao dịch trực tiếp bất thường trên TTCK nói chung. Chúng tôi tin rằng với những việc đó thị trường sẽ ngày càng hiện đại hơn và các quy luật kinh tế sẽ giữ vai trò chi phối và các tác động chủ yếu (nếu có) vào sẽ ngày càng khó khăn hơn, thị trường sẽ trở nên minh bạch và lành mạnh hơn.
Xin cám ơn ông!
Theo Dòng chảy của Tiền/Truyền Hình Quốc hội
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy