Cơ hội khai thác đồng tại các mỏ vùng sâu, vùng xa
13/06/2014 09:06:26
Quặng đồng Việt Nam phân tán ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Bắc, Quảng Nam-Đà Nẵng, Lâm Đồng với tổng trữ lượng các mỏ đã thăm dò ước đạt khoảng 600.000 tấn đồng. Phần lớn quặng đồng chỉ có hàm lượng đồng khoảng 2% nên không thể sử dụng trực tiếp để chế biến mà phải được xử lý làm giàu quặng.

Quặng đồng Việt Nam phân tán ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Bắc, Quảng Nam-Đà Nẵng, Lâm Đồng với tổng trữ lượng các mỏ đã thăm dò ước đạt khoảng 600.000 tấn đồng. Phần lớn quặng đồng chỉ có hàm lượng đồng khoảng 2% nên không thể sử dụng trực tiếp để chế biến mà phải được xử lý làm giàu quặng. 

 

Phần lớn quặng đồng chỉ có hàm lượng đồng khoảng 2% nên phải xử lý làm giàu

 

CôngThương - Công nghệ chế tạo đồng được nghiên cứu phát triển và áp dụng riêng biệt cho từng nhóm loại quặng. Hiện nay, các phương pháp thủy luyện đang được các nhà khoa học đẩy mạnh phát triển hoàn thiện để thay thế dần phương pháp hỏa luyện vốn nhiều bất cập.

 

Tại Việt Nam, công nghệ thủy luyện mới được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Viện Khoa học vật liệu đẩy nhanh quá trình oxy hóa quặng sunfua, chuyển hóa  các hợp chất đồng sunfua thành các dạng hợp chất dễ hòa tan như sunfat đồng, atacamite, oxit… bằng các biện pháp hóa sinh (áp dụng biện pháp hóa học kết hợp công nghệ vi sinh) trong điều kiện môi trường nhiệt độ, áp suất thông thường; có thể coi quá trình chuyển hóa này là quá trình phong hóa nhân tạo với tốc độ gấp nhiều lần so với tốc độ tự phong hóa dưới tác động hàng triệu năm của tự nhiên;

 

Sau đó, áp dụng công nghệ chiết hiện đại để tăng cường khả năng tự động hóa quá trình làm sạch dung dịch và giảm thiểu hóa chất cần thiết. Không tạo ra nguồn xỉ đồng (bã thải rắn nguy hại) khó xử lý, không tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính và suy giảm tầng ôzôn như phương pháp hỏa luyện.

 

Dự kiến công nghệ mới sau khi được nghiên cứu hoàn thiện áp dụng khả thi cho chế biến quặng đồng sunfua đối với các mỏ có quy mô và cấp độ trữ lượng lớn nhỏ đa dạng. Đối với các nguồn quặng nhỏ không tập trung (phổ biến trên địa bàn Sơn La và vùng Tây Bắc): dễ dàng áp dụng linh hoạt vì vận hành đơn giản, chi phí đầu tư cơ bản thấp, dễ thu hồi vốn. Đối với nguồn quặng lớn: dễ dàng đáp ứng đầy đủ vì có thể chuyển hóa đồng thời khối lượng tinh quặng sunfua rất lớn, bảo đảm mọi nhu cầu công suất đề ra.

 

Những ưu điểm của công nghệ thủy luyện đồng hiện đại là khắc phục được những nhược điểm của công nghệ hoả luyện như: Thải phát tán khí SO2; bão hòa thị trường axit sulphuaric; chi phí đầu tư cao; phải hạn chế các tạp chất ( As, Sb, Bi); khả năng xử lý tinh quặng chất lượng thấp cũng như tinh quặng nhiều tạp chất, tức là có hiệu quả hơn để xử lý tinh quặng phức tạp; chi phí đầu tư thấp, nhất là nhà máy có quy mô sản xuất nhỏ hơn hoả luyện.

 

Với khả năng dễ dàng di chuyển, lắp đặt và vận hành tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập vào vùng sâu, vùng xa để phát triển công nghiệp. Hy vọng kết quả của quá trình nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực trong ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho dân cư địa phương, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng cho vùng Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc.

 

Hồng Dương 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến