TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia tài chính
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến “Bất động sản trong vòng xoáy bất định: Xoay chuyển và thích nghi” do BizLIVE tổ chức sáng 4/8, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản đã trải qua rất nhiều khó khăn, từ giai đoạn đóng băng năm 2012-2013 đến phục hồi và thăng hoa trong giai đoạn 2017-2019 song đến cuối năm 2019 đã chững lại và bị giáng thêm cú đòn của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, ngay sau khi Việt Nam dừng giãn cách xã hội, lực cầu của thị trường lập tức quay lại. Vì vậy, ông Đính nhận định "Kể cả khi dịch Covid-19 xuất hiện trở lại, thì tiềm năng của thị trường vẫn ở mức khá tốt, mà biểu hiện là lực cầu và khả năng xuống tiền của các nhà đầu tư".
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng thì dẫn chứng số liệu mới nhất mà ông có được, thị trường bất động sản đang đóng góp 4,5% GDP, nếu tính cả lĩnh vực xây dựng thì khu vực này đang đóng góp 5,5% GDP. Chỉ tính riêng 2 lĩnh vực này đã đóng góp 10% GDP và đây vẫn là con số khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực như Thái Lan hay các quốc gia ASEAN.
Ngoài sự đóng góp trực tiếp, 4 lĩnh vực có sự lan toả của bất động sản bao gồm vật liệu xây dựng, du lịch, lưu trú, tài chính ngân hàng. 4 lĩnh vực này đã đóng góp trên 20% GDP.
“Như vậy, chúng ta thấy ngay toàn bộ những lĩnh vực liên quan đến bất động sản đóng góp tới 30% GDP. Đặc biệt, nếu tính cả xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ là rất lớn. Như vậy 1/3% GDP liên quan đến bất động sản cả trực tiếp và gián tiếp”, ông Lực tính toán.
Đáng chú ý, TS. Cấn Văn Lực cho biết, một cuộc khảo sát tiến hành đối với 15 ngành nghề chính, chiếm tới 80% GDP thì cho thấy bất động sản là một trong 8 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo khảo sát, tổng giá trị sang nhượng bất động sản đã giảm 0,4% so với cùng kỳ trong 7 tháng đầu năm trong khi giá cổ phiếu ngành giảm tới 16% so với đầu năm, là 1 trong 10 lĩnh vực có giá cổ phiếu giảm mạnh nhất (chỉ số VNIdex giảm 14% so với đầu năm).
Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh do Covid-19 tăng tới 98% so với cùng kỳ năm trước.
“Nói thế để biết tác động của Covid -19 đối với doanh nghiệp bất động sản là rất lớn", ông Lực nhấn mạnh.
Về thách thức, theo TS. Lực, hiện cả nhà đầu tư và người dân đang dần thay đổi lối sống, tiêu dùng, khẩu vị, họ trở nên thận trọng hơn. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, tiền mặt được coi là vua nên việc xuống tiền họ sẽ trở nên đắn đo hơn.
Thứ hai là khung pháp lý cho bất động sản vẫn cực kỳ chậm, ví dụ như mảng Condotel, 4 năm rồi mà chúng ta vẫn chưa có khung pháp lý.
Thứ ba là thách thức đến từ các kênh đầu tư khác. Trong thời điểm hiện nay, xuất hiện nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn bất động sản, trong đó đáng chú ý là kênh đầu tư vào vàng. Từ đầu năm tới nay, vàng thế giới tăng 27%, trong khi tại Việt Nam, giá kim loại quý cũng đã tăng tới 29%.
“Dù vậy, chúng tôi vẫn nhận thấy cơ hội ở ba lĩnh vực liên quan đến bất động sản”, chuyên gia cho hay.
Thứ nhất là cơ hội phát triển bất động sản công nghiệp nhờ việc dịch chuyển đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.
Thứ hai là logistics. Trong một báo cáo mới ra, Savills đánh giá Việt Nam là một trong ba thị trường hấp dẫn nhất châu Á về logistics.
Thứ ba là nhu cầu về nhà ở với mức giá phải chăng hơn vẫn rất cao.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy